icon cart0

[Tìm hiểu] Luật bóng bàn theo tiêu chuẩn quốc tế ITTF mới nhất!

Luật bóng bàn được Liên đoàn bóng bàn quốc tế (ITTF) đề ra để giúp các trận đấu bóng bàn trở lên chuyên nghiệp và công bằng hơn với tất cả người chơi. Hôm nay, WikiSport gửi đến tất cả các bạn tham khảo về luật môn bóng bàn chi tiết nhất!

1. Giới thiệu về môn bóng bàn

Bóng bàn còn được biết đến với cái tên khác là Table Tennis hay Ping Pong (tên theo tiếng Anh). Môn bóng bàn là môn thi đấu thiên về tốc độ và sự khéo léo được bắt nguồn từ Vương Quốc Anh từ những năm 60 – 70 của thế kỷ 19, sau đó dần dần phát triển phổ biến tại nhiều nước.

Đến năm 1926 khi Hiệp hội bóng bàn thế giới được thành lập được gọi là International Table Tennis Federation (ITTF). Cũng trong năm này giải vô địch bóng bàn thế giới cũng được tổ chức lần đầu tại London - Anh và sau đó phổ biến rộng rãi tới rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam hiện nay, bóng bàn là một trong những bộ môn được rất nhiều người ưa thích, tập luyện hàng ngày từ phong trào đến thi đấu chuyên nghiệp.

Giới thiệu về môn bóng bàn

2. Thể thức thi đấu của môn bóng bàn

Bộ môn bóng bàn cơ bản hiện nay được chia làm 2 thể thức đánh chính là đánh đơn và đánh đôi.

  • Đối với đánh đơn là đánh 1 vs 1 được áp dụng luật thi đấu bóng bàn đơn.
  • Đối với đánh đôi là đánh 2 vs 2 được áp dụng luật thi đấu bóng bàn đôi.

Thể thức thi đấu bóng bàn

3. Luật về dụng cụ thi đấu trong bộ môn bóng bàn

Trong bộ luật bóng bàn hiện nay, Liên đoàn bóng bàn quốc tế (ITTF) cũng đã đưa ra quy định riêng cho từng loại dụng cụ bóng bàn. Cụ thể như sau:

3.1. Quy định về bàn bóng bàn

Theo quy định về luật bóng bàn thì một chiếc bàn bóng bàn đạt tiêu chuẩn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Phần mặt bàn phải có hình chữ nhật với chiều dài 2.74m, chiều rộng 1.525m và là một mặt phẳng nằm ngang cao 0.76m tính từ mặt đất lên.
  • Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của bàn.
  • Mặt bàn có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phải đáp ứng được độ nảy đồng đều trên toàn mặt bàn khoảng 23cm.
  • Mặt bàn phải có màu sắc đồng đều nhau và xung quanh có các đường kẻ trắng rõ ràng rộng 2cm. Vạch kẻ theo chiều dài 2.74m của bàn được gọi là đường biên dọc, vạch kẻ theo chiều rộng 1.52m của bàn được gọi là đường biên ngang. Đường kẻ trắng với độ rộng 3mm song song với các đường biên dọc chia mỗi mặt bàn thành 2 phần nhỏ bằng nhau gọi là vạch giữa sân.
  • Phần mặt bàn được chia làm 2 phần có diện tích bằng nhau được ngăn cách bằng phần lưới.

Quy định về bàn bóng bàn

3.2. Quy định về lưới bóng bàn

  • Đối với lưới bóng bàn đạt tiêu chuẩn thì phải có đầy đủ lưới, dây căng lưới, các cọc lưới và kẹp cọc lưới vào bàn.
  • Lưới bóng bàn được căng bằng một sợi dây nhỏ, hai đầu buộc vào 2 cọc lưới.
  • Lưới phải có chiều cao 15.25cm (tính từ mép trên lưới xuống mặt bàn), mép dưới lưới phải chạm sát vào phần mặt bàn và hai bên phải sát với cọc lưới.
  • Vị trí 2 cọc lưới được gắn vào bàn và phải hướng ra phía ngoài cách cạnh mặt bàn 15.25cm.

3.3. Quy định về quả bóng bàn

Một quả bóng bàn đúng theo quy định phải đạt những tiêu chí sau:

  • Dạng hình cầu với đường kính bóng 40 – 40.5 mm, nặng khoảng 2.65 – 2.82 gram.
  • Được làm từ chất liệu Polymer hoặc làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong.
  • Bóng có màu trắng hoặc màu da cam.

Quy định về quả bóng bàn

3.4. Quy định về vợt bóng bàn

Vợt bóng bàn theo quy định ban hành trong bộ luật bóng bàn phải đạt các tiêu chí sau:

  • Về kích thước, hình dáng, trọng lượng có thể thay đổi bất kỳ nhưng phần cốt vợt phải phẳng và cứng.
  • Phần cốt vợt thì bề dày phải có 85% thành phần làm bằng gỗ tự nhiên và lớp dính trong cốt vợt có thể được tăng cường các loại chất như sợi cacbon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được quá 7.5% bề dày cốt vợt (không quá 0.35mm).
  • Còn với phần mặt của cốt vợt phải được phủ hoặc dùng mặt gai cao su thường (gai hướng ra ngoài) và độ dày mặt cốt vợt không được vượt quá 2mm (tính cả chất keo dính mặt cốt vợt) hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dày không quá 4mm (tính cả chất keo dính mặt cốt vợt).
  • Trong trận đấu bóng bàn nếu các VĐV muốn thay đổi vợt thi đấu thì cần phải được đối thủ, trọng tài xem và kiểm tra.

Quy định về vợt bóng bàn

4. Quy định điều kiện không gian thi đấu đạt chuẩn của môn bóng bàn

Để tổ chức được một trận bóng bàn theo quy định của ITTF đề ra thì không gian thi đấu phải thỏa mãn các yếu tố như:

  • Diện tích thi đấu không dưới 14m chiều dài, 7m chiều rộng và 5m chiều cao.
  • Xung quanh khu vực thi đấu cần được quây bằng các tấm chắn cao khoảng 75cm để ngăn cách vị trí thi đấu với khán giả.
  • Trong các cuộc thi đấu bóng bàn tại các giải Thế Giới, Olympic thì ánh sáng đo ở độ cao của mặt bàn ít nhất là 1000lux trên toàn mặt bàn và ở bất kỳ chỗ nào trong khu vực diện tích thi đấu không được ít hơn 500lux. Còn với các trận đấu bình thường độ sáng mặt bàn đồng đều ít nhất 600lux và xung quanh không dưới 400lux.
  • Nguồn sáng đặt không được thấp hơn 5m so với mặt bàn.
  • Mặt sàn thi đấu không được làm bằng chất liệu phản chiếu ánh sáng hay trơn. Mặt sàn không được làm bằng gạch, gốm, bê tông hay đá mà phải là sàn gỗ hoặc thảm cuộn bằng chất liệu tổng hợp được ITTF quy định.

Luật bóng bàn

5. Luật thi đấu bóng bàn theo tiêu chuẩn quốc tế

Dựa theo bộ luật bóng bàn mới nhất được ITTF ban hành thì các trận đấu bóng bàn sẽ có những quy định như sau:

5.1. Quy định về luật chọn giao bóng, chọn bên đứng

  • Trước khi bắt đầu các trận thi đấu bóng bàn thì theo quy định đã được Liên đoàn bóng bàn Thế giới đề ra chính là việc lựa chọn bên đứng và giao bóng sẽ thực hiện bằng cách rút thăm. Nếu bên nào chọn trúng thăm sẽ được ưu tiên chọn giao bóng hay đỡ bóng hoặc chọn bên đứng. Bên còn lại sẽ phải chọn ngược lại so với bên rút trúng thăm.
  • Nếu ở ván đấu quyết định, khi một đội đạt 5 điểm trước thì hai bên sẽ đổi phần sân cho nhau.

5.2. Quy định về luật giao bóng bàn

Luật giao bóng phải được thực hiện như sau:

  • Khi bắt đầu giao bóng thì bóng phải được đặt nằm im trên lòng bàn tay ở vị trí tự do sau đường cuối bàn và ở bên trên của mặt bàn
  • Sau đó người giao bóng tung quả bóng lên theo phương thẳng đứng và tuyệt đối không được tạo ra bóng xoáy. Phải cho bóng bay cao ít nhất 16cm rồi dùng vợt đánh bóng trong khi bóng rơi xuống (phải đánh bóng trước khi bóng chạm bất kỳ vật gì).
  • Khi thực hiện động tác giao bóng xong thì cánh tay của người giao phải rời khỏi khoảng không giữa lưới và người giao bóng.
  • Khi đánh bóng thì đường bóng bay phải chạm bên mặt bàn của đội mình trước rồi mới nảy qua lưới và chạm vào phần bàn của đối phương.
  • Lưu ý trong các trận đánh bóng bàn đơn, đôi thì đường giao bóng phải đi theo hướng chéo bàn (phía chéo so với người giao bóng).
  • Người giao bóng phải có trách nhiệm làm sao cho trọng tài hoặc phụ tá trọng tài thấy rõ mình tuân thủ chính xác kỹ thuật giao bóng tốt.
  • Nếu trong trường hợp động tác giao bóng phạm luật thì trọng tài có quyền yêu cầu thực hiện giao bóng lại.

Luật bóng bàn

5.3. Quy định về luật giao bóng lại

  • Sau khi kết thúc một đường bóng thì đội dành chiến thắng sẽ được 1 điểm và bóng sẽ được giao lại.
  • Khi thực hiện quả giao bóng mà đối thủ chưa chuẩn bị sẵn sàng thì trọng tài sẽ được quyền yêu cầu thực hiện giao bóng lại.
  • Các đường giao bóng và đỡ bóng chạm vào mép lưới thì phải thực hiện lại cú giao bóng.
  • Khi thứ tự giao bóng của các vận động viên không đúng hoặc đứng sai vị trí giao bóng hay đỡ bóng thì phải giao bóng lại.
  • Khi VĐV bị cảnh cáo, nhắc nhở hoặc vi phạm luật bóng bàn thì phải giao lại bóng.

5.4. Quy định về luật đổi giao bóng

  • Trong bộ luật chơi bóng bàn đã quy định cứ sau 2 điểm lại đổi giao bóng một lần cho đến khi có đội dành chiến thắng.
  • Trong trường hợp kết quả đang đạt 10 – 10 thì cứ sau 1 điểm sẽ đổi giao bóng 1 lần cho đến khi cách biệt 2 điểm ván đấu kết thúc.
  • Luật bóng bàn quy định trường hợp đánh đôi phải giao bóng theo đường chéo, từ nửa sân bên phải (được đánh dấu bằng vạch trắng) đến nửa sân bên phải của đối phương. Khi bắt đầu trò chơi, đội giao bóng sẽ quyết định người sẽ giao bóng trước. Ví dụ: Đội A (A1, A2), Đội B (B1, B2). Đội A giao bóng trước thì thứ tự giao bóng sẽ là A1 (giao 2 lần) -> B1 (giao 2 lần) -> A2 (giao 2 lần) -> B2 (giao 2 lần). Việc giao bóng cứ hoán đổi như thế cho tới khi có bên dành chiến thắng.

Luật bóng bàn

5.5. Quy định về luật tính điểm bóng bàn

  • Người giao bóng thực hiện giao bóng không đúng luật thì đối thủ sẽ được cộng 1 điểm.
  • Giao bóng không qua lưới, không chạm vào phần bàn đối thủ, đối thủ đỡ trả bóng hỏng đội còn lại sẽ được 1 điểm.
  • Đối thủ chạm bóng 2 lần trong 1 tình huống bóng thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.
  • Đối thủ có tác động vào bàn làm xê dịch mặt bàn thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.
  • Đối thủ dùng bất kỳ bộ phần nào trên cơ thể hay vợt chạm vào lười thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.
  • Khi tay đối thủ (tay không cầm vợt) chạm vào mặt bàn thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.
  • Khi đối thủ không đánh bóng đúng theo trình tự (người giao và người đỡ) thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.

5.6. Cách xác định đội chiến thắng trong môn bóng bàn

  • Theo như luật thi đấu bóng bàn mới nhất hiện nay thì mỗi hiệp khi đội nào đạt 11 điểm trước sẽ dành chiến thắng ván đấu. Trong trường hợp cả 2 đội đang hòa 10 – 10 thì hiệp đấu sẽ kết thúc phần thắng dành cho đội có khoảng cách 2 điểm.
  • Số hiệp đấu trong một trận thi đấu bóng bàn thường sẽ là số lẻ như 5, 7, 9. Đội nào chiến thắng 3/5, 4/7, 5/9 hiệp sẽ dành chiến thắng chung cuộc.

Trên đây WikiSport đã chia sẻ khá chi tiết về luật bóng bàn cơ bản đến tất cả mọi người. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu biết và nắm rõ hơn về luật thi đấu môn bóng bàn.

Hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết tiếp theo nhé!

(5/5, 4 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo