Chạy việt dã là gì? Chạy Trail là gì? Chạy Marathon là gì? Bạn đã hiểu cách phân biệt 3 hình thức chạy bộ đang được ưu chuộng nhất trên thế giới hiện nay chưa. Để mọi người có cái nhìn rõ nét nhất về đặc điểm, kỹ thuật của từng hình thức chạy trên hãy cùng WikiSport theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Chạy Việt dã là gì?
Chạy việt dã là một môn thể thao chạy bộ vượt chướng ngại vật trong môi trường tự nhiên như: đồi núi, đồng bằng, đường rừng, ngoại thành các thành phố… Tuy nhiên, chạy việt dã chưa được cho vào nội dung thi đấu của môn điền kinh mà mới chỉ coi là một môn thể thao được tổ chức độc lập, dạng phong trào với mục đích cộng đồng, chủ yếu dành để tuyên truyền giáo dục, quyên góp từ thiện, bảo vệ môi trường… với cự ly từ 5km đến 15km tùy vào đối tượng tham gia.
Thường xuyên tập luyện chạy việt dã giúp nâng cao sức khỏe, tăng độ bền bỉ, dẻo dai cho cơ thể và nhanh nhẹn hơn.
Tại Việt Nam trước đây chạy việt dã chưa được nhiều người biết đến và tham gia. Nhưng kể từ năm 1959 trở đi hình thức chạy này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều giải chạy việt dã hơn ở nhiều tỉnh thành phố, địa phương khác nhau.
2. Chạy Trail là gì?
Chạy Trail (Trail Running) còn được gọi là chạy đường mòn. Đây là hình thức chạy trên các địa hình không bằng phẳng, kết hợp giữa chạy bộ và leo núi, diễn ra ở nhiều cung đường ngoằn ngoèo, lên dốc, xuống dốc tại vùng đồi núi, rừng, nơi có nhiều cây xanh, khí hậu trong lành và gần như không có phương tiện giao thông nào.
Hình thức chạy này đòi hỏi người tham gia cần có sức khỏe tốt, bền bỉ, đặc biệt là phải thật sự khéo léo trong khi chạy để tránh gặp phải những chấn thương.
Khi tham gia chạy Trail mọi người sẽ có những trải nghiệm cực kỳ thú vị, tuyệt vời khác hoàn toàn so với các hình thức chạy trong thành phố hay phòng tập là được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, từ đó giúp giải tỏa, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi.
3. Chạy Marathon là gì?
Chạy Marathon trong tiếng anh được gọi là Marathon Race. Đây là hình thức chạy bộ đường dài được yêu thích nhất hiện nay trên toàn thế giới.
Chạy Marathon có nguồn gốc đến từ Hy Lạp dựa trên câu chuyện có thật đến từ một anh chàng báo tin tên là Pheidippides trong một lần được phân nhiệm vụ báo tin chiến thắng về thành Athena đã chạy liên tục, không nghỉ. Khi đến nới anh đã quá kiệt sức và qua đời vì đột tử. Để tưởng nhớ sự đóng góp của Pheidippides, người dân tại Hy Lạp hàng năm đều tổ chức cuộc thi chạy Marathon.
Đến năm 1896 thì bộ môn thể thao chạy Marathon chính thức được đưa vào thi đấu tại thế vận hội Olympic diễn ra tại Athens. Người đầu tiên giành chiến thắng là Spyridon Louis đạt thành tích 2 giờ 58 phút 50 giây với quãng đường chạy 42,195km.
Đến năm 1984 tại Olympic mùa hè tổ chức tại Los Angeles thì cuộc đua Marathon dành cho nữ giới lần đầu được tổ chức và người chiến thắng là Joan Benoit của Mỹ đạt thành tích 2 giờ 24 phút 52 giây.
Chia sẻ: Cách chạy bền không mệt.
4. Phân biệt chạy Việt dã, chạy Trail, chạy Marathon
Chạy việt dã, chạy Trail, chạy Marathon đều là những hình thức chạy giúp nâng cao sức khỏe, tăng sự dẻo dai, bền bỉ đối với người tập. Chính vì thế, hiện nay cả 3 thể loại chạy này đều được mọi người rất ưu chuộng và tham gia rất nhiều. Để mọi người hình dung rõ nét hơn thì WikiSport tổng hợp bảng phân biệt chạy việt dã, chạy Trail, chạy Marathon qua một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Chạy Việt dã | Chạy Trail | Chạy Marathon |
Địa hình chạy | Chạy vượt chướng ngại vật | Không bằng phẳng, ngoài đối núi (đường mòn) | Bằng phẳng, không có chướng ngại vật (đường phố) |
Cự ly chạy | 5 – 15km | 10 – 100km | 10 – 42.2km |
Thời gian chạy | Không quy định | Không quy định | Từ 6 – 8 giờ |
Hình thức tổ chức giải | Độc lập | Độc lập | Thi đấu điền kinh Olympic |
Mục đích tổ chức | Tuyên truyền giáo dục, quyên góp từ thiện… | Bảo vệ môi trường hoang dã | Giải trí, Thi đấu |
Độ tuổi tham gia | 18 tuổi trở lên | 18 tuổi trở lên | 16 tuổi trở lên |
5. Kỹ thuật chạy Việt dã, chạy Trail, Chạy Marathon đúng cách
Để mọi người có được kết quả chạy tốt, ít gặp phải chấn thương nhất trong quá trình tập luyện của bản thân thì đòi hỏi phải nắm chắc kỹ thuật chạy đúng cách, đặc biệt với những người mới tập chạy. Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật chạy việt dã, chạy Trail, chạy Marathon đúng cách được các HLV điền kinh chia sẻ đầu trước khi chạy bạn cần. Cụ thể như sau:
5.1. Kỹ thuật chạy Việt dã đúng cách
- Xuất phát: khi nghe khẩu lệnh từ trọng tài thì VĐV thực hiện tư thế xuất phát, chân thuận đặt sát vạch xuất phát và chân còn lại chống sau. Thân người hơi ngã về phía trước, hai bên đầu gối hơi khuỵu nhẹ xuống. Sau đó dần ngả người sâu về phía trước, hạ thấp trọng tâm người (sao cho vẫn cơ thể vẫn giữ được thăng bằng). Hai tay đặt so le nhau, mắt hướng thẳng, đầu hơi cúi.
- Tăng tốc sau quá trình chạy: tư thế thân người lao về phía trước, mắt hướng thẳng (tầm nhìn khoảng 10m), tay vung theo nhịp bước chạy. Lưu ý: trong quá trình chạy tùy thuộc vào tốc độ chạy sao cho góc nghiêng người phù hợp nhất. Sau khi đạt đến một mức tốc độ cần thiết thì mọi người giữ vững tốc độ rồi chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng để phân chia sức lực cho cả quãng đường dài phía trước.
- Chạy giữa quãng: theo các HLV thì việc áp dụng tốt cách chạy này giúp VĐV phân chia sức lực một cách hợp lý. Trong quá trình chạy giữa quãng thì bước chạy cần phải đủ dài, tần xuất 2.5-4.5 bước/giây. Thân trên hơi ngã về phía trước 40-50 độ, đầu giữ thẳng và cơ cổ, cơ mặt thả lỏng, thở ra và hít vào đều bằng mũi với hít sâu 2 nhịp, thở ra 1 nhịp. Lưu ý trong lúc chạy giữa quãng bạn cần phối hợp nhịp nhàng giữa bước chân, đánh tay và độ nghiêng thân người duy trì độ ổn định để giảm tiêu hao năng lượng.
- Về đích: đây là giai đoạn quyết định đến sự bức phá của các VĐV nên bạn cần nhanh chóng chuyển sang chạy nước rút với tư thế rướn người về phía trước, tay co lại, bước dài, cố gắng tăng tốc hết khả năng.
5.2. Kỹ thuật chạy Trail đúng cách
Kỹ thuật chạy Trail cơ bản:
- Bước chạy: Đầu tiên một trong những điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm đó chính là độ dài bước sải chân. Chạy Trail đòi hỏi bước sải chân ngắn hơn để giữ cho bạn nhanh nhẹn khi chạy ở địa hình không bằng phẳng, sẵn sàng thích ứng với những chướng ngại vật.
- Vai: Bên cạnh đó việc giữ vai ở vị trí cân bằng, thoải mái, thỉnh thoảng xoay vai ra phái sau và thả lỏng, lưng thẳng.
- Tay: Trong quá trình chạy đánh tay hiệu quả sẽ giúp bạn tạo đà và giữ thẳng bằng tốt hơn. Bạn cần thả lỏng tay và đảm bảo đánh tay sát hai bên người tạo góc 90 độ.
- Mắt: chú ý vừa chạy mắt vừa phải nhìn thẳng, quan sát phía trước có trướng ngại vật không.
Kỹ thuật chạy lên dốc:
- Khi bạn mới bắt đầu lên dốc cố gắng giữ nguyên nhịp bước chạy như trên đoạn đường thẳng và rút ngắn sải chân hơn. Bằng cách này bạn sẽ không tăng áp lực lên đôi chân và hệ tim mạch.
Kỹ thuật chạy xuống dốc:
- Đưa phần khuỷu tay ra ngoài: khi chạy xuống dốc ở những địa hình không bằng phẳng đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng tốt của người chạy. Việc đưa phần khuỷu tay ra phía ngoài giúp tăng khả năng kiểm soát cơ thể hơn.
- Tiếp đất bằng bàn chân giữa: Nếu chân chạm đất bằng ngón chân, gót chân sẽ khiến trọng tâm cơ thể lệch về phía trước. Chính vì thế bạn cố gắng làm sao để bề mặt chân tiếp xúc với mặt đất bằng bàn chân giữa càng nhiều càng tốt giúp giữ tốc độ, thăng bằng và giảm áp lực lên khớp chân.
Lưu ý: Trong quá trình chạy Trail quãng đường sẽ tương đối dài nên một số quãng đường bằng phẳng hơn bạn có thể áp dụng hình thức đi bộ nhanh sẽ hiệu quả hơn là chạy bộ. Đây cũng là một cách vừa giúp bạn giữ sức, hồi phục để tiếp tục hoàn thành những đoạn đường dài phía trước.
5.3. Kỹ thuật chạy Marathon đúng cách
- Tư thế chạy: khớp vai chuyển động nhẹ, thả lỏng, lưng giữ thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước mặt để quan sát, tránh chướng ngại vật và hai bàn tay nắm hờ, giữ ở tư thế ngang tầm eo của bạn và tạo góc 90 độ, cẳng tay và cùi chỏ giữ nguyên và các động tác vung tay vừa phải, nhẹ nhàng. Tư thế này sẽ giúp giảm lực cản của gió, hạn chế mất sức khiến quá trình chạy của bạn ổn định hơn.
- Bước chân khi chạy: đối với chạy Marathon thì cần sải bước dài, chân đánh cao hơn so với chạy thường. Đồng thời, guồng chân cũng cần đặt thoải mái nhất. Chân tiếp đất bằng cả bàn chân. Khi mới ban đầu chạy không nên chạy với tốc độ quá nhanh mà cần duy trì chạy vừa phải, ổn định giúp cơ thể thích nghi dần.
- Cách hít thở: trong chạy Marathon thì cách hít thở tốt nhất bằng mũi là hít 2 thở 2 theo đúng với nhịp của bước chạy.
- Chiến thuật chạy: Marathon quãng đường chạy rất dài nên cần có một chiến thuật hợp lý để hoàn thành với kết quả tốt nhất. Theo các HLV điền kinh thì ở km đầu, bạn hãy xuất phát chậm hơn mức tốc độ mong muốn từ 20 đến 40 giây mỗi km (ví dụ bạn chạy mất thời gian 5 phút cho 1km đầu thì giờ chạy 5 phút 40 giây). Ở km thứ 3, bạn nên giữ tốc độ chậm hơn tốc độ đề ra khoảng 10 đến 20 giây mỗi km. Từ km thứ 5 đến 30 thì chạy bằng với tốc độ mong muốn và tiếp tục giữ tốc độ này. Cuối cùng khi gần về đích hãy cố gắng hết khả năng để bứt tốc để đạt thành tích tốt nhất.
Lưu ý: Nếu mọi người chạy Marathon trên các đoạn đường dốc, thì khi chạy lên dốc vẫn chạy đều như chạy đoạn đường bằng phẳng. Còn khi chạy xuống dốc, hãy chạy chậm hơn, đồng thời giữ hơi thở đều.
6. Một số lưu ý khi luyện tập chạy bộ bạn cần biết
Để giúp quá trình tập luyện của mọi người tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần chú ý một số vấn đế như sau:
- Trang phục chạy: nên lựa chọn những loại quần áo rộng, thoáng, ngắn nhưng không vướng víu, thấm hút mồ hôi tốt và chọn những đôi giày chất lượng, vừa chân, êm, nhẹ tạo sự thoải mái nhất khi chạy.
- Khởi động trước khi chạy: trước khi bắt đầu buổi chạy chính thức thì bạn nên dành ra từ 5 đến 10 phút để thực hiện các bài tập khởi động như xoay khớp cổ tay, cổ chân, ép chân, lắc mông, vặn mình, xoay đầu gối, chạy tại chỗ… để làm nóng cơ thể, tăng nhịp tim, giúp các cơ, khớp xương được bôi trơn, tăng độ linh hoạt, độ dẻo dai từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải những chấn thương trong quá trình chạy.
- Duy trì chế độ tập luyện đều đặn: như bạn đã biết chạy Việt dã, chạy Trail, chạy Marathon quãng đường đều rất dài, vì thế nếu không có quá trình tập luyện thường xuyên thì chắc chắn bạn sẽ không đủ sức khỏe, sự kiên trì để hoàn thành.
Tham khảo sản phẩm: Máy tập chạy bộ
- Chiến thuật chạy hợp lý: không giống như những thể loại chạy cụ ly ngắn các bạn có thể bung sức ngay từ đầu để cố gắng đạt kết quả tốt nhất. Đối với những hình thức chạy này điều bạn cần nhất chính là độ bền, sự dẻo dai và một chiến thuật phù hợp. Khởi đầu chậm rãi, đạt mục tiêu cho từng quãng đường và bung sức về cuối sẽ là chiến thuật hợp lý nhất.
- Lưu ý khi mới kết thúc buổi chạy: bạn tuyệt đối không được ngồi xuống ngay mà nên để cơ thể thả lỏng bằng cách đi bộ thêm 1 đoạn cùng với một số động tác thư giãn để cơ thể làm quen dần với trạng thái bình thường.
- Cung cấp đủ nước trong quá trình chạy: đối với chạy Việt dã, chạy Trail, chạy Marathon đều chạy với quãng đường khá dài chính vì thế cơ thể bạn sẽ mất một lượng nước tương đối nhiều nên việc bổ sung nước là hết sức quan trọng. Lưu ý bạn mỗi lần chỉ nên uống lượng ít nước tránh uống quá nhiều sẽ khiến gây ra tình trạng sóc bụng từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình chạy.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chạy việt dã, chạy Trail, chạy Marathon là gì? WikiSport hi họng với kiến thức đã chia sẻ sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về 3 thể loại chạy trên.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về hơn về bộ môn chạy bộ hãy truy cập vào trang tin tức của WikiSport để tham khảo nhé!
WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.