Bạn đang ấp ủ dự định mở phòng Gym chuyên nghiệp nhưng không biết số tiền mình sở hữu liệu có đủ để mở hay không. Để giúp mọi người nắm bắt được rõ hơn về chi phí mở phòng Gym từ bình dân đến cao cấp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của WikiSport nhé!
1. Những loại chi phí cần tính đến khi mở phòng Gym có những gì?
Trước khi đi tìm hiểu về chi phí mở phòng Gym thì mọi người cần phải nắm rõ được các hạng mục chi phí bạn cần quan tâm để hạch toán chi phí mở phòng Gym cho mình. Cụ thể như sau:
1.1. Chi phí thuê mặt bằng
Khoản chi đầu tiên khi bạn có nhu cầu mở phòng Gym đó chính là tìm kiếm mặt bằng.
Với mặt bằng mở phòng Gym thì càng gần khu dân cư, ở mặt đường hoặc ngõ/ hẻm lớn, thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng hay diện tích càng rộng thì sẽ có giá càng cao. Cho nên khi thuê mặt bằng kinh doanh thì dựa vào vốn hiện có của bản thân mà bạn lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp.
1.2. Chi phí thuê thiết kế chi phí thiết kế, cải tạo mặt bằng phòng gym
Sau khi tìm được mặt bằng để mở phòng Gym phù hợp thì khoản chi tiếp theo mà mọi người cần phải bỏ ra đó là thuê các đơn vị chuyên nghiệp thiết kế và cải tạo mặt bằng phòng gym sao cho tối ưu và hợp lý nhất.
1.3. Chi phí mua thiết bị phòng tập
Đối với thiết bị phòng tập Gym hiện nay có rất nhiều loại có thể kể đến như: máy tập Cardio (Máy chạy bộ, xe đạp, máy đi bộ trên không, máy chèo thuyền, máy rung massage…), máy khối tập các nhóm cơ (Máy tập cơ ngực, vai, chân, lưng…), máy tập tự do (Khung gánh tạ, máy lắp tạ rời…), dàn tạ tay, các loại ghế tập, phụ kiện tập luyện, giãn cơ và đồ tập boxing – kickfit… Các loại thiết bị này được chia thành 3 loại cơ bản đó là máy tập bình dân, máy tập tầm trung và máy tập cao cấp.
Theo các chuyên gia set up phòng Gym chia sẻ thì chi phí mua thiết bị phòng tập sẽ được ước tính bằng cách bạn lấy tổng diện tích khu đặt máy tập gym đem nhân với hệ số như sau:
- Máy tập bình dân: từ 2 – 3 triệu/m2
- Máy tập trung cấp: từ 3 – 4 triệu/m2
- Máy tập cao cấp: từ 5 triệu trở lên
Nếu bạn không biết đơn vị cung cấp thiết bị và thiết kế phòng Gym ở đâu uy tín, giá tốt có thể tham khảo các đơn vị PT Fitness với Website: https://ptfitness.vn/. Đơn vị này với bề dày kinh nghiệm đã tư vấn thiết kế và setup phòng Gym từ bình dân đến cao cấp cho hàng trăm dự án khác nhau sẽ mang đến cho mọi người những phương án thi công tối ưu và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết với giá tốt nhất từ đó giúp cho bạn giảm bớt chi phí đầu tư đáng kể.
1.4. Chi phí thiết bị quản lý và vận hành phòng gym
Khi mở phòng Gym mọi người không chỉ đầu tư máy móc tập luyện là đủ mà để phòng tập đi vào hoạt động còn phải chi thêm các khoảng đầu tư thiết bị quản lý và vận hành (Thường chiếm từ 5 – 10% chi phí vốn) có thể kể đến như:
- Đồ nội thất phòng tập: Bàn quầy lễ tân, bàn ghế, tủ locker để đồ cho hội viên…
- Vật dụng trang trí phòng tập: gương, pano hình ảnh, poster, tranh treo tường…
- Hệ thống âm thanh, hình ảnh: loa đài, amply, TV…
- Hệ thống đèn điện: quạt, đèn chiếu sáng, bảng điện…
- Dịch vụ, tiện ích phòng tập: máy điều hòa, tủ lạnh, xông hơi, tắm nóng lạnh, lavabo, bàn trang điểm, máy sấy tóc…
- Hệ thống camera an ninh, giám sát cho phòng tập
- Phần mềm quản lý phòng tập chuyên dụng, máy inbody (đo phân tích chỉ số cơ thể khách hàng).
- Phụ kiện phòng tập: bao boxing, các món tập crossfit (bóng thể lực các loại, dây thừng battle rope, xe đẩy trượt cỏ sled, bục nhảy…), gạch cao su giảm chấn, thảm sàn phòng tập…
1.5. Chi phí thuê nhân sự
Khi mở phòng Gym thì bạn không thể 1 mình làm tất cả các việc từ trông xe, trực lễ tân, giúp khách hàng đăng kí gói tập hay gia hạn gói tập, hướng dẫn tập luyện và vệ sinh phòng tập. Cho nên để vận hành phòng Gym bạn cần bỏ ra thêm một khoản chi phí đó là chi phí thuê nhân sự.
1.6. Chi phí điện nước hàng tháng
Thêm 1 khoản phí khi mở phòng Gym bạn cần chi trả hàng tháng đó là tiền điện nước sinh hoạt. Đây cũng là khoản chi phí khá lớn cho nên để tiết kiếm tiền điện nước này thì trong quá trình hoạt động phòng tập mọi người nên nhắc nhở nhân viên, đặt biển chỉ dẫn khách hàng sử dụng điện nước ý thức, tránh gây lãng phí.
1.7. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc
Các thiết bị trong phòng tập nếu sử dụng thời gian dài thì việc cần phải bảo dưỡng hoặc bảo trì để khách hàng có những trải nghiệm tập luyện tốt nhất. Chính vì thế khi mở phòng Gym bạn phải lường trước, phòng tập của bạn sẽ đông khách nếu các thiết bị được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.
Về vấn đề bảo dưỡng nếu là các loại máy tập đơn thuần thì bạn việc bảo dưỡng khá đơn giản nên bạn có thể tự bảo dưỡng còn đối với những thiết bị có mạch điện tử cần chuyên môn thì bạn nên nhờ đến kỹ thuật viên của đơn vị setup – nhà cung cấp, không nên tự mình sửa để tránh xảy ra những hỏng hóc đáng tiếc.
1.8. Chi phí quảng cáo phòng Gym
Để phòng Gym của bản thân mở ra thu hút được nhiều người đến đăng ký tập luyện thì bạn cần chi thêm 1 khoản phí để quảng cáo nhằm tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Nếu phòng tập của bạn là phòng tập bình dân, bạn có thể lựa chọn hình thức quảng phòng GYM như phát tờ rơi và quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo. Còn nếu là phòng tập lớn, cao cấp thì ngoài việc phát tờ rơi, bạn cần quảng cáo trên Facebook, Google (nếu có website) để tăng lượt tiếp cận khách hàng.
Tùy theo phương thức quảng cáo mà chi phí có thể đắt hay rẻ. Nếu chạy quảng cáo trên mạng xã hội sẽ tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo tờ rơi tuy nhiên hiệu quả chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
2. Chi phí mở phòng Gym bao nhiêu tiền?
Đối với phòng Gym hiện nay được chia thành 3 phân khúc khác nhau đó là phòng Gym bình dân, phòng Gym tầm trung và phòng Gym cao cấp. Dựa vào những loại chi phí cần tính đến khi mở phòng Gym kể trên thì dưới đây chúng tôi sẽ ước tính cho bạn biết số tiền cần chi ra để mở phòng Gym từ bình dân đến cao cấp là bao nhiêu từ đó giúp bạn định hướng mô hình kinh doanh phòng Gym của bản thân để phù hợp với ngân sách của mình nhất.
2.1. Chi phí mở phòng Gym bình dân
Phòng tập bình dân thường sẽ có diện tích khoảng 100m2 đến 250m2 và đối tượng khách hàng hướng tới sẽ chủ yếu là người có mức thu nhập thấp cho đến tầm trung và các bạn học sinh, sinh viên, công nhân lao động với chi phí tập luyện mỗi tháng dao động 150.000 - 250.000 VND. Cho nên đối với loại phòng tập này chủ phòng tập sẽ hướng tới việc sử dụng các dụng cụ phòng Gym gia công trong nước hoặc hàng giá rẻ của Trung Quốc để nhanh thu hồi vốn.
Mức giá ước tính để mở một phòng Gym bình dân khoảng từ 300 – 500 triệu đồng, tùy theo diện tích phòng tập.
2.2. Chi phí mở phòng Gym tầm trung
Đối tượng khách hàng của phòng Gym tầm trung hướng tới sẽ là những người có thu nhập ổn định hoặc trung bình khá sẵn sàng chi trả mức chi phí tập 250.000 – 400.000 VND/tháng.
Về chi phí mở phòng Gym tầm trung thì sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng sở hữu diện tích khoảng 250m2 đến 350m2 với việc sử dụng các thiết bị tập Gym chất lượng và kèm theo đó là bổ sung thêm một số tiện ích như phòng xông hơi, phòng tắm…
2.3. Chi phí mở phòng Gym cao cấp
So với phòng tập Gym bình dân và tầm trung thì chi phí mở phòng Gym cao cấp sẽ cao hơn khá nhiều giao động từ 2 tỷ đến vài tỷ đồng.
Các phòng Gym cao cấp sẽ thường được mở tại các khu chung cư cao cấp hoặc trung tâm thể dục thể thao lớn với diện tích 500m2 đến 1000m2 thậm chí còn rộng hơn thế, được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ tập Gym cao cấp hàng đầu và được Set up đẩy đủ các dịch vụ tiện ích đạt đẳng cấp 5 sao như phòng tắm xông hơi, bể bơi, khu bãi gửi xe rộng rãi, tủ đựng đồ, khăn tắm miễn phí, nước uống, khu nghỉ ngơi…
Đối tượng hướng đến của các phòng Gym cao cấp là những người có thu nhập cao, ổn định. Chi phí dành cho các phòng gym cao cấp thường tính theo năm hoặc tháng dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.
Như vậy bài viết giải đáp thắc mắc của mọi người về chủ đề chi phí mở phòng Gym bao nhiêu tiền đến đây là kết thúc. WikiSport hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm kiếm được những thông tin bản thân mong muốn. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo!
WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.