icon cart0

12 tác dụng của nhảy dây mỗi ngày có thể bạn chưa nắm rõ

Bạn đã biết nhảy dây có tác dụng gì khi tập luyện thường xuyên chưa. Bài viết này WikiSport xin chia sẻ đến mọi người 12 tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe, vóc dáng và một số chú ý cần thiết khi tập luyện. Nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Nhảy dây là gì?

Nhảy dây là một môn giải trí và môn thể dục, trong đó một sợi dây được sử dụng đung đưa để dây đi dưới chân và qua đầu của người nhảy.

Có các hình thức nhảy dây như: một người chơi tự chuyển và nhảy dây hoặc ít nhất là ba người tham gia lần lượt, hai người nắm hai đầu dây và quay dây, trong khi một người nhảy ở giữa dây.

Nhảy dây lúc đầu được biết đến như một trò chơi của trẻ em, dần dần đã được áp dụng thành các bài tập cardio giúp người tập phục vụ mục đích giảm cân, tập luyện nâng cao thể lực…

Nhảy đây là gì

2. Tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe, vóc dáng của bạn

Nhảy dây có thể tập luyện mọi lúc, mọi nơi trong nhà, ngoài trời, công viên hay cả khi đi dã ngoại… Dựa theo những phân tích, đánh giá của các chuyên gia, huấn luyện viên thể dục thì tác dụng của việc nhảy dây gồm:

2.1. Nhảy dây giúp đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân

Theo nghiên cứu thì tập luyện nhảy dây trong vòng 1 giờ có thể đốt cháy năng lượng trực tiếp tới 1300 calo với trung bình 0.1 calo trên mỗi lần nhảy.

Nếu tính tương đương thì 10 phút nhảy dây liên tục lượng calo tiêu hao bằng chạy bộ 30 phút và bằng 20 phút tập khiêu vũ thể thao.

Nếu tính bạn nhảy dây với cường độ 80 – 100 nhịp/phút thì tương đương bạn chạy bộ với vận tốc 10km/h hay đạp xe 30km/h.

Chính vì thế nhảy dây là bài tập đốt cháy calo hiệu quả nhất hiện nay, giúp các bạn nhanh chóng sở hữu thân hình thon gọn, săn chắc.

Tác dụng của nhảy dây

2.2. Nhảy dây giúp giảm chấn thương bàn chân và mắt cá chân

Với việc thực hiện liên tiếp và nhiều lần lặp đi lặp lại bước nhảy giúp cải thiện khả năng phối hợp, độ nhuần nhuyễn của đôi chân, mắt cá chân chắc khỏe và dẻo dai hơn. Chính vì thế nhảy dây có tác dụng giảm thiểu chấn thương bàn chân và mắt cá chân hiệu quả.

Hiện nay nhảy dây được xem là một trong các bài tập giúp giảm chấn thương hiệu quả cho các vận động viên bóng rổ, bóng đá, điền kinh, quần vợt, cầu lông…

2.3. Nhảy dây giúp tăng cường mật độ xương

Tiến sĩ Daniel W. Barry – Phó giáo sư Y khoa của Đại học Colorado, Denver Mỹ là nhà nghiên cứu về xương khớp của người lớn tuổi và các vận động viên, ông đã chỉ ra rằng khi thực hiện động tác bật nhảy trong các bài tập với dây nhảy liên tục giúp tạo áp lực cho các khớp xương từ đó gia tăng mật độ xương.

Lưu ý: Nếu bạn đã từng bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập nhảy dây.

2.4. Nhảy dây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Với việc thực hiện bật nhảy liên tiếp khiến cơ thể phải hoạt động liên tục, kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn làm tăng khả năng bơm oxy tới các bộ phận khác trên cơ thể. Chính vì thế nhảy dây hàng ngày giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh và phòng chống được nhiều bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Tác dụng của nhảy dây

2.5. Nhảy dây giúp luyện tập sức bền hiệu quả

Nhảy dây được các chuyên gia, huấn luyện viên thể lực đánh giá là bài tập sức bền hiệu quả top đầu hiện nay. Với việc đồng thời kết hợp các động tác giữa tay và chân với tần suất thực hiện liên tục các cú bật nhảy ở cường độ cao khiến tiêu tốn lượng calo lớn, giúp tăng độ dẻo dai, sự bền bỉ và khả năng chịu đựng của bản thân.

Nếu duy trì tập luyện thường xuyên với dây nhảy chắc chắn sức bền của các bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

2.6. Nhảy dây giúp đầu óc minh mẫn hơn

Theo như nhiều chuyên gia hàng đầu về trí nhớ cho biết khi nhảy dây việc trao đổi chất, trao đổi khí diễn ra một cách điều hoà hơn, máu được vận chuyển một cách thuận lợi đến cơ quan thần kinh, oxy cũng được tăng cường từ đó giúp phát triển bán cầu não trái và phải, từ đó tăng nhận thức không gian, tăng cường, cải thiện khả năng ghi nhớ và giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, tập chung hơn.

2.7. Nhảy dây giúp tăng tốc độ phản xạ

Một lợi ích khác của nhảy dây là tăng tốc độ phản xạ bởi động tác bật nhảy cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa đôi mắt và tay chân, từ đó sẽ luyện cho bạn sự linh hoạt, nhạy bén.

2.8. Nhảy dây giúp tăng sức mạnh cho thân trên

Với việc thực hiện nhiều động tác vung dây sẽ tác động đến nhóm cơ vùng vai, ngực, bụng, lưng... Từ đó giúp các nhóm cơ phần thân trên phát triển tốt. Nhờ việc nhảy dây thường xuyên, toàn bộ phần thân trên được tăng sức mạnh, trở lên săn chắc, vạm vỡ hơn.

Tác dụng của nhảy dây

2.9. Nhảy dây giúp tăng chiều cao

Lợi ích của nhảy dây đối với vóc dáng có thể kể tới tiếp theo là cải thiện chiều cao hiệu quả. Việc nhảy lên nhảy xuống liên tục giúp phần xương sống, chân phải chịu tác động và được kích thích từ đó giúp phát triển hệ xương khớp, cải thiện chiều cao. Chính vì thế các chuyên gia khuyên nên áp dụng bài tập nhảy dây để rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng.

2.10. Nhảy dây giúp đào thải độc tố trong cơ thể

Khi tập luyện nhảy dây cường độ cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và nhờ việc tiết mồ hôi đó giúp cơ thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp lấy lại sự cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.

2.11. Nhảy dây giúp điều hòa hơi thở tốt hơn

Với việc phải thực hiện bật nhảy liên tục và không nghỉ giúp bạn điều chỉnh hơi thở tốt hơn bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng hoặc đồng thời hít và thở đều bằng mũi từ đó hơi thở được đều và ổn định.

2.12. Nhảy dây giúp giảm stress, căng thẳng

Đối với tất cả các môn thể thao hiện nay nói chung và nhảy dây nói riêng đều góp phần giúp mọi người giảm thiểu stress, căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi bởi khi vận động não bộ sẽ sản sinh ra các hormone như:

  • Endorphin là một chất dẫn truyền thần kinh có công dụng tạo ra cảm giác phấn chấn, thư giãn, giảm stress và giảm đau đầu hiệu quả.
  • Serotonin (được gọi là hormone hạnh phúc) được biết đến là chất dẫn truyền thần kinh với khả năng điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ, ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm.
  • Dopamine tạo ra cảm giác hưng phấn, hạnh phúc cùng nhiều chất có lợi khác cho sức khỏe tinh thần.

Tác dụng của nhảy dây

3. Những điều cần lưu ý dành cho đối tượng tập nhảy dây

Đối với bất kỳ môn thể thao bất kỳ nào thì việc tìm hiểu kỹ về nó là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng nhau điểm qua một vài lưu ý đối với môn nhảy dây nhé:

3.1. Đối tượng phù hợp và không không phù hợp với nhảy dây

Phù hợp:

  • Đối với nhảy dây mọi đối độ tuổi từ trẻ đến già, cả nam và nữ… đều có thể lựa chọn là môn thể dục tập luyện hàng ngày tại bất kỳ đâu như tại nhà, công viên, phòng tập…

Không phù hợp:

  • Người có vấn đề về xương khớp. Đặc biệt là xương khớp chi dưới.
  • Người vừa bình phục sau chấn thương: gãy chân, mổ thoát vị đĩa đệm…
  • Người có tiền sử huyết áp cao, thấp.
  • Người có tiền sử các bệnh về tim.
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai.

3.2. Lựa chọn thời gian nhảy dây phù hợp

Bạn nên tập nhảy dây vào sáng sớm hoặc vào lúc chiều tối để đạt hiệu quả cao. Thời điểm này được cho là thuận lợi về môi trường thời tiết cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể, hiệu quả đốt mỡ thừa, giảm cân tốt hơn.

Lưu ý khi nhảy dây

3.3. Lựa chọn trang phục và giày khi nhảy dây

Các bạn nên chọn những đôi giày thể thao vừa vặn, đế mềm sẽ giúp tạo sự thoải mái khi nhảy dây.

Trang phục nên chọn loại có co giãn tốt và khả năng thấm hút mồ hôi.

3.4. Cường độ tập luyện phù hợp

Khi mới tập, hãy luyện tập một cách từ từ, tăng thời gian và nhịp nhảy dần dần để nâng cao kỹ năng và sức bền được tốt hơn.

Mỗi ngày bạn nên nhảy dây khoảng 10 – 20 phút với tốc độ khoảng 60 – 70 lần/phút rồi tăng dần đến 140 – 160 lần/phút.

Một tuần bạn chỉ nên tập 3 đến 5 buổi để các cơ có thời gian nghỉ ngơi.

3.5. Điều chỉnh dây nhảy phù hợp

Chiều dài dây nhảy mà bạn sử dụng để tập luyện phải phù hợp với chiều cao của bản thân (không được quá ngắn hay quá dài).

3.6. Khởi động trước khi tập

Đối với tất cả các môn thể thao không riêng gì nhảy dây thì trước khi bước vào buổi tập thì mọi người đều cần phải khởi động thật kỹ, mục đích để các khớp tay chân làm được làm quen, thích nghi với bài tập, tránh chấn thương không mong muốn.

Trước khi nhảy dây bạn cần khởi động kỹ các khớp như: khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, cổ chân, vận động cơ thể nhẹ nhàng trong vòng 5-10 phút.

3.7. Vị trí cánh tay khi nhảy dây

Thả lỏng hai vai xuống dưới, giữ khuỷu tay gần thân, và đảm bảo cổ tay chỉ hơi thấp hơn khuỷu tay một chút.

Chỉ nên sử dụng cổ tay và cẳng tay để thực hiện nhịp nhảy, không nên dùng vai, nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt rất nhanh.

3.8. Độ bật cao khi nhảy

Chỉ nên nhảy cao hơn vài cm so với mặt đất. Miễn sao chân không chạm dây là được.

Tiếp đất nhẹ nhàng bằng cách dồn trọng lượng vào giữa đôi chân để giảm tác động lên gân và các khớp xương.

Lưu ý khi nhảy dây

Trên đây là bài viết về chủ đề "12 tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe, vóc dáng", hi vọng thông tin được WikiSport chia sẻ sẽ là những kiến thức đầy bổ ích giúp mọi người hiểu hơn về nhảy dây.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài tiếp theo nhé!

(5/5, 3 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo