icon cart0

Boxing là gì? Lợi ích & Những điều bạn cần biết khi tập Boxing !

Boxing là gì? Bạn đã biết những gì về môn võ thuật đang cực kỳ thịnh hành và được rất nhiều người đăng ký tập luyện trên thế giới và đặc biệt tại Việt Nam chưa? Tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây của WikiSport để trao dồi cho bản thân nhiều thông tin bổ ích về võ Boxing nhé!

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Trying to get property of non-object

Filename: libraries/My_basic.php

Line Number: 356

Backtrace:

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/My_basic.php
Line: 356
Function: _error_handler

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/helpers/my_site_helper.php
Line: 66
Function: get_product_from_category_by_alias

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Wpshortcodes.php
Line: 285
Function: call_user_func

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Wpshortcodes.php
Line: 200
Function: preg_replace_callback

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/views/frontend/content/view.php
Line: 111
Function: do_shortcode

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Layout.php
Line: 24
Function: view

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/controllers/Content.php
Line: 159
Function: view

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/index.php
Line: 315
Function: require_once

A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: Invalid argument supplied for foreach()

Filename: helpers/my_site_helper.php

Line Number: 80

Backtrace:

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/helpers/my_site_helper.php
Line: 80
Function: _error_handler

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Wpshortcodes.php
Line: 285
Function: call_user_func

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Wpshortcodes.php
Line: 200
Function: preg_replace_callback

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/views/frontend/content/view.php
Line: 111
Function: do_shortcode

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/libraries/Layout.php
Line: 24
Function: view

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/application/controllers/Content.php
Line: 159
Function: view

File: /home/topdanhg/wikisport.vn/index.php
Line: 315
Function: require_once

1. Boxing là gì?

Boxing còn được gọi với nhiều tên khác như: Quyền Anh, đấu quyền, đấm bốc… là môn võ thuật và môn thể thao đối kháng giữa 2 người có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ phương Tây với các kỹ thuật đơn giản nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, chủ yếu là sử dụng cú đấm từ cánh tay để tấn công vào phần trên cơ thể kết hợp với di chuyển chân, thân mình để né đòn, phản công đối thủ.

Hiện nay, võ Boxing nằm trong TOP các môn võ thực chiến được cực kỳ ưa chuộng, thu hút đông đảo nhiều người với đủ mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam tham gia tập luyện mỗi ngày.

Boxing là gì

2. Lịch sử hình thành và phát triển của môn Quyền Anh Boxing

  • Nhiều chứng minh chỉ ra rằng quyền anh có sớm ở Bắc Châu Phi khoảng 4000 năm TCN và Địa Trung Hải khoảng 1500 năm TCN, Hy Lạp khoảng 900 năm TCN và La mã cổ đại 500 năm sau Công Nguyên.
  • Khoảng 3700 năm trước Công Nguyên, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn Quyền Anh ngày nay. Có một thời gian môn này bị suy giảm, mãi đến năm 1750 trước Công nguyên mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi người ta thường tổ chức thi đấu quyền với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp.
  • Đất nước Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi! Đến năm 746 trước Công nguyên, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên.
  • Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.
  • Mãi đến thế kỷ 16, môn đấu quyền xa xưa của Hy Lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở nước Anh trong phong trào phục hưng.
  • Từ năm 1719 đến năm 1730 James Figg đã hạ tất cả các đối thủ và được tôn lên chức “Vô Địch Quyền Anh” đầu tiên và cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.
  • Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn đó là mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra quy tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn.
  • Năm 1973, Jack Broughton sửa đổi lại thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn thành bộ “LUẬT QUYỀN ANH” chính thức.
  • Theo thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn, mỗi trận chia ra làm từng hiệp một và chỉ chấm dứt khi nào một võ sĩ bị đánh knockout. Nếu võ sĩ bị đánh ngã trong vòng 30 giây mà không đứng dậy thì trọng tài sẽ tuyên bố thắng cho võ sĩ đã đánh ngã. Đặc biệt là các đấu sĩ được phép dùng các đòn vật trong trận đấu.
  • Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến quy tắc đấu quyền thành một quy tắc mang tính tài tử hơn đó là chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút thay vì đấu mười sáu hiệp như quy tắc Broughton.
  • Năm 1872, bộ luật của Queens beery chính thức được áp dụng vào những trận đấu.
  • Sau này quy tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và quy tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh tài tử.
  • Năm 1904, lần đầu tiên được đưa vào chương trình thế vận hội Olympic và trở thành môn thi đấu chính thức của các kỳ thế vận hội.
  • Năm 1920, liên đoàn Quyền Anh thế giới (AIBA) ra đời.
  • Năm 1994, đã có 122 quốc gia gia nhập AIBA, cho đến nay theo thống kê trên trang web của AIBA đã có 194 quốc gia (trong đó có Việt Nam) trực thuộc tổ chức này.

Sản phẩm gợi ý:

3. Hệ thống Boxing (Quyền Anh)

Đối với võ Boxing (Quyền Anh) được chia làm 2 loại chính đó là nghiệp dư và chuyên nghiệp. Chi tiết từng loại như sau:

3.1. Quyền Anh nghiệp dư

Quyền Anh nghiệp dư mọi người có thể bắt gặp tại các giải đấu cấp độ đại học, đại hội thể thao (Đông Nam Á, Châu Á, Olympic…) tại mỗi địa điểm khác nhau sẽ có các hiệp hội Quyền Anh nghiệp dư khác nhau quản lý.

Ở nghiệp dư, các vận động viên phải đội mũ bảo hộ đội đầu và đeo găng tay có dải hoặc vòng tròn màu trắng trên đốt ngón tay. Tuy nhiên, có những trường hợp không yêu cầu găng tay trắng, có thể đeo bất kỳ loại găng màu nào.

Trong các trận thi đấu Quyền Anh nghiệp dư để xác định người chiến thắng thì sẽ dựa vào cách tính điểm dựa vào số lần đánh trúng đích (đối thủ) chứ không ưu tiên hơn là sát thương vật lý, hay sức mạnh của đòn đánh.

Còn về thể thức thi đấu sẽ diễn ra trong vòng ba hiệp, mỗi hiệp kéo dài ba phút và khoảng thời gian nghỉ giữa các hiệp là một phút.

Các hạng cân của hệ thông Quyền Anh nghiệp dư gồm:

Tên hạng cân

Cân nặng (Kg)
Nam Nữ Thiếu niên
Hạng nguyên tử (Pinweight) --- --- 44 – 46
Hạng dưới ruồi (Light flyweight) 46 – 49 45 – 48 46 – 48
Hạng ruồi (Flyweight) 49 – 52 48 – 51 48 – 50
Hạng dưới gà (Light bantamweight) --- --- 50 – 52
Hạng gà (Bantamweight) 52 – 56 51 – 54 52 – 54
Hạng lông (Featherweight) --- 54 – 57 54 – 57
Hạng nhẹ (Lightweight) 56 – 60 57 – 60 57 – 60
Hạng dưới bán trung (Light welterweight) 60 – 64 60 – 64 60 – 63
Hạng bán trung (Welterweight) 64 – 69 64 – 69 63 – 66
Hạng dưới trung (Light middleweight) --- --- 60 – 70
Hạng trung (Middleweight) 69 – 75 69 – 75 70 – 75
Hạng dưới nặng (Light heavyweight) 75 – 81 75 – 81 75 – 80
Hạng nặng (Heavyweight) 81 – 91 81+ 80+
Hạng siêu nặng (Super heavyweight) 91+ --- ---

3.2. Quyền Anh chuyên nghiệp

Đối với Quyền Anh chuyên nghiệp, các trận đấu chuyên nghiệp thường dài hơn nhiều so với các trận nghiệp dư, thường dao động từ mười đến mười hai hiệp (trong các trận tranh chức vô địch sẽ diễn ra đủ 12 hiệp).

Các hạng cân của hệ thông Quyền Anh chuyên nghiệp gồm:

Tên hạng cân

Cân nặng
Lb Kg
Hạng nguyên tử 102 46.27
Hạng rơm 105 47.63
Hạng dưới ruồi 108 48.99
Hạng ruồi 112 50.8
Hạng siêu ruồi 115 52.16
Hạng gà 118 53.52
Hạng siêu gà 122 55.34
Hạng lông 126 57.15
Hạng siêu lông 130 58.97
Hạng nhẹ 135 61.23
Hạng siêu nhẹ 140 63.5
Hạng bán trung 147 66.68
Hạng siêu bán trung 154 69.85
Hạng trung 160 72.57
Hạng siêu trung 168 76.2
Hạng dưới nặng 175 79.38
Hạng bán nặng 200 90.72
Hạng nặng Không giới hạn

Sản phẩm gợi ý:

4. Các phong cách Boxing cơ bản

Phong cách Boxing (Quyền Anh) chính là một thuật ngữ dùng để chỉ các tiếp cận và chiến thuật mà các võ sĩ sử dụng trong các trận thi đấu. Hiện nay trong Quyền Anh đang tồn tại 5 phong cách chính, mỗi phong cách đều có nét riêng biệt, cụ thể như sau:

4.1. Phong cách Out-Fighter (võ sĩ khoảng cách)

Võ sĩ khoảng cách (Out-Fighter) luôn dùng chiến thuật luôn cố gắng duy trì khoảng cách giữa bản thân và đối thủ, sau đó sử dụng những cú đấm nhanh, tầm xa (thường là cú đấm thẳng) để hạ gục đối thủ.

Các võ sĩ theo phong cách Out-Fighter được xem đều là người rất giỏi trong việc khả năng kiểm soát nhịp độ trận đấu và dẫn dắt đối thủ và sẽ cố gắng giành chiến thắng đối thủ bằng cách ghi thật nhiều điểm thay vì cố gắng hạ lốc ao đối thủ.

Để trở thành một võ sĩ khoảng cách đòi hỏi võ sĩ đó phải có tầm với tốt, tốc độ tay, phản xạ nhanh và động tác di chuyển của đôi chân linh hoạt.

Một số võ sĩ nổi tiếng theo phong cách Out-Fighter có thể kể đến: Muhammad Ali, Vitali Klitschko, Evander Holyfield, Floyd Mayweather Jr…

Phong cách Out-Fighter (võ sĩ khoảng cách)

4.2. Phong cách Boxer-Puncher (võ sĩ toàn năng)

Võ sĩ toàn năng là người có thể chiến đấu cả ở cự ly xa lẫn gần nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa kỹ thuật và sức mạnh với cách di chuyển, chiến thuật tương tự như võ sĩ khoảng cách nhưng luôn có xu hướng hạ đo ván đối thủ bằng cách tổ hợp đòn tấn công tốc độ cao.

Để sử dụng phong cách Quyền Anh Boxer-Puncher một cách hiệu quả thì yêu cầu đó phải là một võ sĩ có thể trạng toàn diện.

Các võ sĩ toàn năng nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến: Laila Ali, Jack Johnson, Canelo Álvarez, Sugar Ray Leonard…

Phong cách Boxer-Puncher (võ sĩ toàn năng)

4.3. Phong cách Counter Puncher (võ sĩ phản công)

Võ sĩ phản công là chỉ những võ sĩ theo phong cách phòng ngự, né đòn hoặc chặn các cú đấm của đối thủ, và sau đó chờ đối thủ mất cảnh giác, sơ hở chớp lấy thời cơ bằng việc tung ra một cú đấm phản công đúng lúc và đúng vị trí từ đó ghi thật nhiều điểm số để giành chiến thắng, phù hợp hơn so với chiến thuật hạ đo ván.

Để thực sự thành công khi sử dụng phong cách này, võ sĩ phản công phải là người có phản xạ tốt, khả năng phán đoán, xác định chính xác thời điểm, vị trí, có tốc độ cả trong đòn đánh lẫn động tác di chuyển chân. Thông thường phong cách này sẽ thích hợp đối với những võ sĩ dày dạn kinh nghiệm.

Các võ sĩ Boxing nổi tiếng với phong cách Counter Puncher có thể kể đến: Evander Holyfield, Vitali Klitschko…

Phong cách Counter Puncher (võ sĩ phản công)

4.4. Phong cách Brawler/Slugger (võ sĩ sức mạnh)

Các võ sĩ theo trường phái võ sĩ sức mạnh đa phần sẽ thiếu sự khéo léo trong kỹ thuật và thiếu sự di chuyển linh hoạt trên võ đài, nhưng có khả năng chịu đòn tốt và có các cú đấm cực kỳ mạnh mẽ bằng một cánh tay (chẳng hạn như đấm móc ngang và đấm móc ngược) để hạ đo ván đối thủ. 

Để trở thành 1 võ sĩ sức mạnh giỏi thì quan trọng nhất của một võ sĩ phải là có thể dồn toàn bộ sức lực và trọng lượng vào những cú đấm của mình và khả năng chịu đòn, trúng đòn vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.

Các võ sĩ Boxing nổi tiếng theo trường phái võ sĩ sức mạnh có thể kể đến: George Foreman, Micky Ward, Rocky Graziano, Rocky Marcian, Manny Pacquiao…

Phong cách Brawler/Slugger (võ sĩ sức mạnh)

4.5. Phong cách Swarmer (võ sĩ áp đảo)

Võ sĩ áp đảo thường thấp hơn và ít tầm sải tay hơn so với đối thủ nên luôn cố gắng ở tiếp cận gần đối thủ, không ngừng gây hấn, tạo áp lực với việc thực hiện các đòn tấn công liên tục như đòn đấm móc ngang và móc dưới…

Các võ sĩ Boxing theo phong cách đánh áp đảo nổi tiếng bao gồm: Joe Frazier, Mike Tyson, Joe Fraizer, Jack Dempsey…

Phong cách Swarmer (võ sĩ áp đảo)

5. Một số kỹ thuật cơ bản trong Boxing

Cũng giống như các môn võ thuật khác thì Boxing (Quyền Anh) có nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó các kỹ thuật đấm bốc cơ bản, mang tính nền tảng như:

  • Tư thế đứng (chia làm 3 kiểu): đứng thẳng, hơi co mình và co mình tối đa.
  • Đòn tấn công (có bốn cú đấm cơ bản): cú đấm thọc (Jab hay cú đấm số 1), cú đấm thẳng (Cross hay cú đấm số 2), cú đấm móc ngang (Hook hay cú đấm số 3) và cú đấm móc ngược (Uppercut hay cú đấm số 4).
  • Đòn phòng phủ (có ba đòn phòng thủ cơ bản): đòn né (Slipping), đòn chặn (Blocking) và ôm giữ (Clinching).

6. Tập Boxing đem lại những lợi ích gì?

Việc Boxing càng ngày càng thu hút lượng lớn người tham gia tập luyện bởi vì đây được xem là một môn võ thuật mang đến rất nhiều lợi ích. Vậy tập boxing có tác dụng gì? Dưới đây WikiSport sẽ chia sẻ giải đáp thắc mắc của mọi người. Cụ thể như sau:

6.1. Tập Boxing giúp đốt cháy Calo hiệu quả

Trong quá trình tập luyện Boxing thì mọi người thường xuyên phải di chuyển nhiều, liên tục và hầu như các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động chính vì thế sẽ giúp mọi người cân nhanh chóng khiến cơ thể trở lên cân đối, săn chắc hơn. Cụ thể thì theo thống kê từ các chuyên gia, nếu tập Boxing cường độ cao sẽ giúp mọi người đốt cháy tới 1.000 calo cho mỗi giờ tập luyện.

Tập Boxing giúp đốt cháy Calo hiệu quả

6.2. Tập Boxing tăng độ dẻo dai, bền bỉ

Khi tham gia tập đánh Boxing sẽ khiến bạn tiêu hao rất nhiều sức.khi phải di chuyển tránh né và thực hiện các cú đấm liên tục khiến cho cơ thể trải qua những phút giây chịu đựng cao độ. bởi vậy tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng độ dẻo dai, bền bỉ và cải thiện sức khỏe tổng thể nhiều so với khi chưa tập.

6.3. Tập Boxing tăng khả năng phản xạ, nhạy bén

Một trong những lợi ích của việc thường xuyên tập Boxing đó chính là giúp bạn gia tăng khả năng phản ứng, phản xạ tốt hơn bởi vì trong quá trình tập luyện thì yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi bạn phải có sự phối hợp vận động thị giác mạnh mẽ vì bạn thường thực hiện nhiều chuyển động cùng một lúc. Ví dụ, khi đấm vào một mục tiêu, bạn phải di chuyển hông, vặn mình trong khi tung cú ném tất cả trong một chuyển động nhanh.

Thông qua các bài tập và buổi tập liên tục, cơ thể bạn bắt đầu trở nên nhạy bén hơn và phối hợp nhịp nhàng hơn, cùng với đó là sự gia tăng phản xạ và thời gian phản ứng của bạn, đặc biệt là cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt.

Tập Boxing tăng khả năng phản xạ, nhạy bén

6.4. Tập Boxing tốt cho tim mạch

Tập Quyền Anh đòi hỏi bạn phải di chuyển nhiều khi tập luyện, tung những cú đấm, di chuyển khắp sàn đấu, tất cả đều buộc tim bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy và máu khắp cơ thể. Cho nên khi tập luyện Quyền Anh thường xuyên là một cách hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn từ đó giảm nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch có thể kể đến: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim hay nhồi máu cơ tim,…

6.5. Tập Boxing giúp giảm căng thẳng, stress

Tập Boxing được xem là một biện pháp cực kỳ hiệu quả để bạn trút bỏ sự tức giận và Stress, mệt mỏi do cuộc sống, công việc vào các cú đấm của bản thân. Trong quá trình tập luyện cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone tạo cảm giác tốt như Serotonin từ đó làm cho tâm trạng bạn trở lên thoái mãi và hưng phấn không còn muộn phiền.

6.6. Tập Boxing tăng khả năng tự vệ

Quyền anh không chỉ giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe mà còn mọi người học được các kỹ năng để chiến đấu, tự vệ trong thực chiến để bảo vệ bản thân tốt hơn, đặc biệt là đối với các bạn nữ nhằm thoát khỏi bất kỳ ai cố gắng làm hại chúng ta.

Tập Boxing tăng khả năng tự vệ

7. Những dụng cụ cơ bản cần thiết khi tập Boxing

Để tập luyện Boxing đảm bảo độ an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất thì không thể thiếu những dụng cụ tập luyện. Một số dụng cụ Boxing cơ bản cần có như:

  • Găng tay Boxing
  • Đích đấm
  • Bao cát đấm bốc hoặc trụ đấm bốc
  • Bóng tập phản xạ
  • Dụng cụ bảo vệ: đệm răng, mũ bảo vệ, áo bảo vệ…
  • Trang phục Boxing (áo thun ba lỗ không tay, quần đùi và giày đế mềm)
  • Băng quấn tay

Như vậy bài viết chia sẻ về chủ đề “Quyền Anh là gì và một số kiến thức về Boxing có thể bạn chưa biết”đến đây là kết thúc. WikiSport hi vọng với những thông tin chi tiết có trong bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích để mọi người hiểu hơn về môn võ thuật nổi tiếng có lượng người tham gia tập luyện đông đảo trên khắp thế giới này nhé!

(5/5, 3 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo