icon cart0

Kích thước sân Tennis tiêu chuẩn & Các loại sân Tennis hiện nay

Bạn là người có niềm đam mê với bộ môn Tennis, thường xuyên theo dõi các trận thi đấu trên truyền hình. Vậy bạn đã giờ chú ý đến kích thước sân Tennis tiêu chuẩn là bao nhiêu chưa? Tham khảo bài viết dưới đây cùng WikiSport để tìm hiểu vấn đề này nhé!

Tennis hay quần vợt là một bộ môn thể thao thi đấu dưới dạng hình thức đấu đơn (1 vs 1), đấu đôi (2 vs 2) và người chơi sử dụng một cây vợt lưới để đánh quả bóng Tennis về phía phần sân đối thủ.

Hiện nay môn quần vợt được hàng triệu người yêu thích, tham gia tập luyện, thi đấu trên khắp thế giới. Hàng năm bộ môn Tennis được tổ chức rất nhiều giải thi đấu với quy mô khác nhau, trong đó phải kể đến 4 giải đấu danh giá gọi là các giải Grand Slam bao gồm: giải quần vợt Mỹ mở rộng (US Open), Pháp mở rộng (Roland Garros), Úc mở rộng (Australian Open) và giải quần vợt Wimbledon (tổ chức tại Anh).

Sân Tennis

Để tạo tính công bằng, hợp lý thì Liên đoàn Quần vợt Quốc Tế (ITF) đã xây dựng ra bộ luật Tennis áp dụng cho tất cả các trận thi đấu quần vợt. Trong đó có quy định cụ thể về kích thước sân Tennis tiêu chuẩn. Chi tiết như sau:

1. Kích thước sân Tennis tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Theo quy định của Liên đoàn Quần vợt Quốc Tế (ITF) thì một sân Tennis tiêu chuẩn phải có dạng hình chữ nhật, bề mặt sân phải phẳng và thỏa mãn những tiêu chí sau:

1.1. Chiều dài, chiều rộng sân Tennis đơn, đôi

Trong môn Tennis thì kích thước sân thi đấu đánh đôi và đánh đơn sẽ có chiều dài bằng nhau nhưng lại khác nhau về chiều rộng. Cụ thể như sau:

  • Chiều dài sân Tennis: 78 feet (23.77m).
  • Chiều rộng sân Tennis: đối với đánh đơn là 27 feet (8.23m), đối với đánh đôi là 36 feet (10.97m).

Ngoài ra, tổng diện tích sân Tennis cũng phải đảm bảo sân thi đấu cộng với khoảng không gian trống xung quanh sân với chiều rộng đạt ít nhất 60 feet (18m) và chiều dài 120 feet (37m).

Chiều dài, chiều rộng sân Tennis đơn, đôi

1.2. Các đường kẻ giới hạn trên sân Tennis

  • Các đường kẻ giới hạn trên sân Tennis phải đảm bảo rõ ràng, rộng từ 2.5 – 5cm, riêng đối với đường cuối sân thì rộng 10cm, được sơn màu giống nhau (thường sử dụng màu trắng) và khác với màu nền sân.
  • Hai đường kẻ ngoài cùng chạy theo chiều dọc sân được gọi là đường biên dọc.
  • Hai đường kẻ ngoài cùng chạy theo chiều ngang sân được gọi là đường biên ngang hay đường cuối sân.
  • Tại mỗi bên lưới kẻ một đường giới hạn song song với đường biên ngang rộng 5cm và cách lưới 6.4m gọi là đường giao bóng.
  • Phía trong sân Tennis kẻ một đường giới hạn rộng 5cm song song với đường biên dọc và cắt nhau, vuông góc với đường giao bóng, chia khoảng sân thành hai phần bằng nhau được gọi là ô giao bóng.
  • Chính giữa đường bên ngang (đường cuối sân), kẻ một vạch mốc giao bóng vuông góc với đường cuối sân rộng 5cm, dài 10cm hướng vào trong sân.

Các đường kẻ giới hạn trên sân Tennis

1.3. Lưới căng và cột trụ lưới trên sân Tennis

Lưới căng và cột trụ lưới trên sân Tennis đặt ở chính giữa sân, chia sân thi đấu thành 2 phần bằng nhau và thỏa mãn những điều kiện sau:

Đối với cột trụ lưới

  • Trụ lưới phải được thiết kế dạng hình trụ tròn (đường kính 15cm) hoặc vuông (cạnh dài 15cm).
  • Cột lưới chỉ được phép cao hơn so với mép trên của lưới Tennis tối đa 2.5cm.
  • Tâm của cột lưới đặt ở vị trí cách mép ngoài đường biên dọc mỗi bên 0.914m.

Đối với lưới

  • Chiều cao lưới Tennis tiêu chuẩn thì mép trên của lưới có độ cao 1.07m so với mặt sân (ở vị trí hai cột), 0.91m (ở vị trí giữa lưới).
  • Lưới phải được buộc bằng một sợi dây thừng hoặc kim loại có đường kính tối đa 0.8cm vào hai cột trụ.
  • Các mắt lưới phải nhỏ đảm bảo không để bóng chui lọt qua.
  • Band trên của lưới là dải băng trắng rộng từ 5 – 6.35cm.

Lưới căng và cột trụ lưới trên sân Tennis

2. Các loại sân Tennis tiêu chuẩn trên thế giới hiện nay

Sân thi đấu môn quần vợt hiện nay trên thế giới thường được thiết kế gồm 4 loại mặt sân chính đó là: sân đất nện, sân cỏ, sân cứng, sân trải thảm. Đối với từng loại mặt sân sẽ có những đặc điểm riêng về mặt độ nảy, tốc độ. Thông tin cụ thể từng mặt sân như sau:

2.1. Sân đất nện

Sân đất nện thường được xây dựng phổ biến ở các nước Châu Âu, châu Mỹ Latinh, đặc biệt là ở các nước như: Tây Ban Nha, Pháp. Mặt sân này được làm bằng đá phiến, đá hay gạch nghiền nhỏ có màu đỏ gạch, cho nên khi thi đấu sẽ làm tốc độ nảy bóng chậm nhưng độ nảy bóng lại cao hơn so với sân cỏ hoặc sân cứng. Chính vì thế ,đây là loại mặt sân phù hợp với người có lối chơi thích đứng cuối sân thay vì lên lưới.

Sân đất nện

2.2. Sân cỏ

Trong các loại mặt sân Tennis hiện nay thì mặt sân cỏ là hiếm nhất (thông thường chỉ xuất hiện ở nước Anh) bởi vì rất tốn kém trong việc duy trì chất lượng sân. Đặc điểm của mặt sân này là làm cho bóng đi nhanh nhưng độ nảy thấp và không đều nhau. Chính vì thế đối với những người sở hữu những pha phát bóng uy lực và có lối chơi lên lưới nhiều sẽ phát huy hết khả năng.

2.3. Sân cứng

Đây là loại mặt sân cực kỳ phổ biến hiện nay được làm bằng chất liệu xi măng hoặc dùng nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng, bên trên bề mặt được sơn, kẻ đảm bảo đúng quy chuẩn. Chơi trên mặt sân cứng này thường làm cho bóng bay nhanh, độ nảy cao, đều thích hợp với những người có lối chơi thích phát bóng và lên lưới.

Sân cứng

2.4. Sân trải thảm

Đây là loại sân thường được sử dụng để tổ chức trong các giải thi đấu thông thường với việc tận dụng sân bóng rổ, các loại sân thi đấu trong nhà sau đó trải thảm chế tạo đặc biệt dành cho thi đấu quần vợt. Mặt sân này thường có độ nảy trung bình, thích hợp với mọi đối tượng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về kích thước sân Tennis chuẩn theo quy định của Liên đoàn Quần vợt Quốc Tế (ITF) và chia sẻ một số loại sân Tennis chính được sử dụng hiện nay. Wikisport xin chào và hẹn gặp lại trong ở bài viết tiếp theo!

(5/5, 4 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo