Đi bộ có bị to chân không là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Hiện nay đang có hai luồng ý kiến đối lập nhau, một số người cho rằng đi bộ có làm to chân, một số lại cho là không. Vậy ý kiến nào là đúng, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra đáp án nhé!
1. Tại sao lại có nhiều ý kiến cho là đi bộ làm to bắp chân?
Đối với nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, những người luôn chú trọng đến hình thức bên ngoài thì vấn đề to bắp chân ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cơ thể.
Với những người muốn sở hữu vóc dáng cân đối, thon gọn bằng cách tập luyện đi bộ thì rất quan tâm đến việc đi bộ nhiều có bị to chân không. Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mọi người chú trọng vào tập luyện nhiều cho bộ phận nào thì sẽ làm cho phần đó phát triển hơn. Ví dụ như: bạn tập tạ nhiều tay sẽ to hơn, tập lưng xô nhiều sẽ làm cho lưng xô to hơn và tập squat nhiều sẽ làm mông to hơn… Tuy nhiên đối với đi bộ nhiều bắp chân có to không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Để biết những yếu tố đó là gì hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé.
2. To bắp chân bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Dưới đây là 4 yếu tố tác động chính khiến bắp chân to. Cụ thể như sau:
2.1. Bị to bắp chân do di truyền
Yếu tố đầu tiên tác động khiến bắp chân có to hay không chính là di truyền. Bản thân con người chúng ta sinh ra đều được di truyền gen ảnh hưởng từ đời trước. Vì thế nếu bạn sinh ra trong gia đình những thế hệ trước bắp chân to thì nhiều khả năng bắp chân của bạn cũng dễ to hơn. Điều này lý giải vì sao đối với một số người không tập luyện gì cả mà cơ bắp vẫn phát triển rất nhanh, ngược lại với một số người dù tập luyện rất nhiều nhưng cơ bắp chỉ ở mức bình thường.
Để khắc phục vấn đề này thì bạn cần có một chế độ tập luyện, dinh dưỡng phù hợp nhằm hạn chế việc to bắp do di truyền.
2.2. Bị to bắp chân do tỷ lệ phân bố mỡ và cơ bắp
Tỷ lệ phân bố mỡ và cơ bắp của cơ thể mỗi người cũng là một trong những yếu tố góp phần để trả lời cho câu hỏi đi bộ có to chân không? Yếu tố này cũng một phần là do gen của từng người quyết định. Điều này lý giải cho tại sao có người béo bụng, có người béo mặt, có người béo tay… và cũng không ngoại lệ khi có người dễ to bắp chân.
Đối với cơ thể con người chúng ta mặc dù có tăng mỡ đồng đều, nhưng đâu đó sẽ có một số bộ phận trội hơn và phát triển nhiều hơn. Do vậy, đối với nhiều người phần trội hơn ở bắp chân thì khả năng phát triển bộ phận này cao hơn, khi đó sẽ khiến bắp chân to hơn người khác.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này, thì giải pháp tốt nhất là cố gắng giảm mỡ toàn thân, khi đó bắp chân của bạn sẽ phần nào săn chắc lại. Để làm được điều này chắc chắn các bạn cần phải trải qua một quá trình tập luyện chăm chỉ, cố gắng hơn bình thường.
2.3. Bị to bắp chân do tỷ lệ mỡ và cơ xương
Đối với phần chân của mỗi người đều được cấu tạo từ hệ cơ xương và mỡ dưới da. Phần cơ của chúng ta thường không thay đổi mà chỉ to lên hoặc nhỏ đi dựa trên quá trình luyện tập, còn phần mỡ ở khu vực đó sẽ tăng giảm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu bạn là người có tỷ lệ cơ bắp nhiều hơn mỡ, xương thì vấn đề đi bộ nhiều có to chân không sẽ không phải điều cần lo lắng. Còn ngược lại nếu tỷ lệ cơ bắp ít hơn mỡ, xương thì bạn cần phải chăm chỉ luyện tập, có cho mình chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn quá nhiều chất béo để phần cơ phát triển tốt hơn và giảm lượng mỡ dư thừa đi.
2.4. Bị to bắp chân do hormone Testosterol
Hormone Testosterol thường đóng vai trò chính cho việc kiểm soát và phát triển cơ bắp. Tuy nhiên hormone này trong cơ thể con người chúng ta thường sẽ khác nhau theo giới tính. Ở nam giới, lượng Hormone Testosterol thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới, điều này lý giải tại sao cơ bắp của nữ giới không được như nam giới.
3. Đi bộ nhiều có làm to chân không?
Sau khi tìm hiểu về các yếu tố tác động làm to bắp chân thì có lẽ mọi người đã có thể giải đáp cho câu hỏi “đi bộ có làm to bắp chân không” rồi phải không. Câu trả lời cho câu hỏi này là KHÔNG. Các bài tập đi bộ chỉ là các bài vận động ở mức độ nhẹ và trung bình. Khi đi bộ, mỡ vùng bắp chân sẽ được giải phóng, đốt cháy giúp cơ bắp săn chắc, dẻo dai mà không hề kích thích để làm tăng cơ. Chính vì thế, đi bộ là một trong những bài tập thể dục đơn giản, dễ áp dụng và mang lại cho người tập thân hình gọn gàng, cân đối.
Dựa trên nhiều nghiên cứu các chuyên gia cho biết: bắp chân sẽ to lên khi mọi người hoạt động ở cường độ cao, liên tục, vượt quá giới hạn bình thường như: mức độ tập của một vận động viên chuyên nghiệp và có chế độ ăn giàu chất đạm… sẽ phần nào đó khiến bắp chân của bạn to lên.
Vì thế, cường độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng chính là 2 yếu tố quan trọng quyết định đến việc bắp chân có to ra hay không.
4. Đi bộ thế nào để có bắp chân thon gọn?
Sau khi giải đáp thắc mắc về đi bộ nhiều có bị to chân không. Tiếp theo đây, WikiSport gửi đến mọi người phương pháp đi bộ đúng cách để bắp chân thon gọn. Cụ thể như sau:
4.1. Khởi động
Khởi động là bước vô cùng quan trọng, không thể thiếu trước khi mọi người bắt đầu vào các buổi tập chính thức ở tất cả bộ môn không riêng gì đi bộ. Các bạn chỉ cần dành ra 5 đến 10 phút trước buổi tập để thực hiện các động tác xoay cổ chân, khớp vai, đầu gối, nâng cao đùi, vặn mình… giúp làm nóng cơ thể, bôi trơn các khớp để cơ thể thích ứng dần với cường độ tập luyện, từ đó giảm thiểu tối đa những chấn thương có thể xảy ra.
4.2. Kỹ thuật đi bộ đúng cách
Để quá trình tập luyện tránh những chấn thương và đạt hiệu quả tốt thì việc thực hiện đúng kỹ thuật là điều hết sức quan trọng.
- Tư thế: đầu giữ thẳng (không cúi đầu), mắt nhìn thẳng về phía trước, thả lỏng vai, cổ thoải mái nhất có thể và lưng luôn thẳng (tuyệt đối không được nghiêng về phía trước).
- Bụng: giữ cho cơ bụng hơi siết nhẹ.
- Hông: giữ phần hông vận động theo nhịp bước đi. Nếu bạn bước sải dài hơn bình thường thì cần đảm bảo hông được vận động tự nhiên nhất.
- Tay: tạo một góc 90 độ, khuỷu tay giữ sát cơ thể, bàn tay hơi nắm hờ.
- Chân: bước chân đều, đi thật tự nhiên, dùng phần trước bàn chân, các ngón chân làm bàn đạp đẩy bước lên phía trước và phần tiếp đất thoải mái nhất.
5. Hướng dẫn đi bộ để bắp chân thon gọn
Dưới đây là một số cách đi bộ để giúp bắp chân thon gọn hơn:
5.1. Tăng tốc độ đi bộ
Tăng tốc đi bộ cũng là một cách làm nhằm gia tăng áp lực lên phần chân, đốt cháy calo nhiều hơn và làm giảm lượng mỡ thừa nhiều hơn từ đó giúp bắp chân thon gọn. Tốc độ đi bộ nhanh thường đi với 1 dặm (khoảng 1.6 km) mất khoảng 15 đến 20 phút hoặc từ 3 dặm/giờ (4.8km/giờ) đến 4.5 dặm/giờ (7.2 km/giờ).
5.2. Thay đổi địa hình, độ nghiêng
Đi bộ trên địa hình dốc như đi bộ leo cầu thang hay đi bộ leo dốc trên máy chạy bộ... là một trong những phương pháp tập luyện đốt cháy lượng mỡ vùng bắp chân cực kỳ hữu hiệu, giúp bạn nhanh chóng sở hữu cơ bắp săn chắc, đôi chân thon gọn.
6. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đi bộ
Rất nhiều câu hỏi được mọi người gửi đến nhờ WikiSport giải đáp về chủ đề đi bộ, trên đây chúng tôi đã lựa chọn ra một số câu được quan tâm nhiều nhất:
6.1. Đi bộ bằng mũi chân có làm to chân không?
Hoàn toàn không nhé mọi người, đi bộ bằng mũi chân, gót chân hay cả bàn chân chẳng liên quan gì đến việc đùi to, chân to cả. Đó chỉ là kỹ thuật của mỗi người.
6.2. Thời gian, lịch tập đi bộ thế nào tốt nhất?
Thời gian đi bộ trung bình được các chuyên gia thể dục đưa ra là từ 15 - 30 phút và trong 1 tuần bạn nên tập từ 3 - 5 buổi là hợp lý, sẽ giúp bắp chân săn chắc, thon gọn hơn.
Riêng đối với người mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, gout… nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có sự thăm khám trước khi tham gia tập luyện.
6.3. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng như thế nào khi tập đi bộ để bắp chân thon gọn?
Để bắp chân được thon gọn thì ngoài tập luyện hợp lý thì việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Theo các chuyên gia khuyên rằng, mọi người nên cắt giảm lượng tinh bột, chất béo để tránh việc tích tụ mỡ dư thừa ở bắp chân và nên tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả và vitamin.
6.4. Nên tập đi bộ vào thời điểm nào để nhanh chóng sở hữu bắp chân thon gon?
Theo các HLV chia sẻ thì tập luyện vào buổi sáng sẽ giúp mọi người giảm cân, giảm mỡ toàn thân và giúp bắp chân trở lên săn chắc, thon gọn hơn.
6.5. Trang phục phù hợp nhất để tập đi bộ?
Đối với trang phục đi bộ thì mọi người nên lựa chọn những loại quần áo chuyên dùng cho việc tập thể dục thể thao có sự co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái khi luyện tập. Còn đối với giày tập nên chọn size vừa với chân, đế không quá cứng, phần bên trong êm để tạo cảm giác thoải mái và khi tập nhớ buộc dây giày cẩn thận tránh vướng víu.
Trên đây là WikiSport đã giải đáp câu hỏi mà mọi người vẫn đang thắc mắc là “đi bộ có bị to chân không” và một số cách đi bộ để bắp chân thon gọn. Nếu bạn thấy bài viết hay, ý nghĩa hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè mình nhé!
WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.