icon cart0

Võ Karate là gì? Học võ Karatedo bạn nên biết những điều này!

Võ Karate là bộ môn võ thuật có nguồn gốc từ Nhật Bản hiện nay có đông đảo môn sinh tham gia tập luyện trên thế giới. Vậy bạn đã biết Karate là gì và các vấn đề liên quan đến môn võ này như: lịch sử hình thành, hệ phái, hệ thống đai, cấp bậc và đặc biệt là cách học võ Karate tại nhà như thế nào chưa? Nếu bạn dự định học Karate hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây được chia sẻ bởi WikiSport để giải đáp toàn bộ những vấn đề trên. Nào, cùng nhau tìm hiểu chi tiết!

1. Karate là gì?

Karate còn được gọi với tên gọi khác như Karate-Do hay Không Thủ Đạo là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Võ Karate được biết đến, có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở.

Ngoài ra, trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Thêm vào đó, đối với Karate để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, môn võ này sẽ sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật Kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Karate là gì

2. Lịch sử hình thành môn võ Karate

Về lịch sử hình thành của môn võ Karate thì theo những nghiên cứu gần đây cho thấy môn võ thuật này nguồn gốc là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền lại bộ môn võ thuật tại đây. Sau này, người dân địa phương kết hợp với những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa, cùng với các điệu múa giân dan vùng Okinawa, tổng hợp thành các phương thức chiến đấu, nhằm mục đích chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ thời bấy giờ.

Lịch sử hình thành môn võ Karate

3. Các lưu phái Karate

Karate có nhiều lưu phái và giữa các lưu phái có đôi chút khác nhau về một số bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Tại thời điểm hiện nay, lưu phái trong Karate được chia thành 3 loại chính đó là:

3.1. Karate truyền thống

Karate truyền thống gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome. Trong đó, quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định.

Đối với Karate truyền thống có một số đặc trưng riêng như sau:

  • Coi trọng lễ tiết, triết học
  • Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
  • Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
  • Ít tổ chức thi đấu
  • Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.

Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:

  • Karate cổ truyền - là các lưu phái Karate không bị thể thao hóa coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập. Các hệ phái nổi bật gồm: Kojou-ryū, Honbu-ryū, Shintō-ryū…
  • Karate thể thao hóa - nhưng áp dụng quy tắc sundome. Các hệ phái chính gồm: Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū.
  • Karate Okinawa – là các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa có thể kể đến như: Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu, Hojo-ryū, Isshin-ryū, ), Gensei-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū…

3.2. Karate hiện đại

Karate hiện đại là các lưu phái chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần KATA (biểu diễn quyền) và KUMITE.

Một số hệ phái nằm trong lưu phái Karate hiện đại có thể kể đến như: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU…

Các lưu phái Karate

3.3. Full Contact Karate

Full Contact Karate là hệ phát áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu và không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp…

Một số hệ phái nằm trong lưu phái Full Contact Karate có thể kể đến như: Kyokushin Karate, ShinKarate, Zendokai, Daido Juku…

4. Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu của võ Karate

Cũng như các môn võ khác thì Karate cũng chia thành nhiều màu đai, cấp bập khác nhau. Trong đó thấp nhất là đai trắng (dành cho người mới bắt đầu) và cao nhất là đai đen (huyền đai).

Đối với từng hệ phái thì giữa đai trắng và đai đen sẽ có nhiều đai màu khác.

Tại Việt Nam hiện nay thì hệ thống đai và cấp bậc Karatedo sẽ được phân chia thành 10 cấp và 10 đẳng với 7 màu đai khác nhau. Cụ thể như sau:

5. Trang phục trong võ Karate

Trang phục của môn võ Karate được gọi là Karate Gi. Đây là bộ đồng phục quần áo màu trắng với tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân, kèm theo một chiếc đai giúp người tập thoải mái và dễ dàng tập luyện.

Bộ võ phục Karate biểu trưng cho ánh sáng và sự giản dị, tinh khiết. Không những thế, nó biểu tượng cho sự trắng trong hồn nhiên, chân thật và sáng tạo.

Trang phục trong võ Karate

6. Các điều luật lệ của võ Karate

Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi

  • Nỗ lực hoàn thiện nhân cách
  • Luôn luôn chân thành
  • Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực
  • Trọng lễ nghĩa
  • Kiềm chế các hành vi nóng nảy

Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi

  • Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
  • Karate không nên ra đòn trước.
  • Karate phải giữ nghĩa.
  • Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
  • Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
  • Cần để tâm thoải mái.
  • Khinh suất tất gặp rắc rối.
  • Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate.
  • Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.
  • Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
  • Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
  • Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
  • Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
  • Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
  • Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
  • Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
  • Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
  • Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
  • Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
  • Luôn chín chắn khi dùng võ.

Các điều luật lệ của võ Karate

7. Một số lợi ích của khi tập võ Karate

  • Tập võ Karate là một phương pháp hữu hiệu giúp mọi người rèn luyện, tăng cường sức khoẻ, độ dẻo dai, sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa các bệnh tật…
  • Karate sẽ giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật và khả năng kiểm soát bản thân trong đời sống.
  • Tham gia tập luyện Karate còn giúp người tập tăng khả năng tập trung và tăng sức chịu đựng trong công việc và học tập hàng ngày.
  • Học võ Karate sẽ giúp học được những kỹ năng hữu ích để bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm bất khả kháng, đặc biệt với các bạn nữ.

Sản phẩm gợi ý:

8. Cách tự học võ Karate tại nhà đơn giản

Nếu không có thời gian đến các võ đường để học võ Karate thì dưới đây WikiSport sẽ chia sẻ cách học võ Karate cơ bản tại nhà để mọi người tham khảo và có thể áp dụng theo. Cụ thể như sau:

8.1. Khởi động trước khi tập Karate

Thiền (khoảng 5 phút)

Khi thiền mọi người gạt bỏ suy nghĩ trong đầu, tập trung vào hơi thở, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Giữ hơi thở ổn định, tâm trí thả lỏng không vướng bận. Lưu ý, thiền tối thiểu trong 5 phút, để gạt bỏ tâm niệm, tập trung tinh thần.

Làm nóng (khoảng 10 phút)

Mọi người có thể làm nóng cơ thể bằng các bài tập chạy bộ tại chỗ hoặc quanh khu nhà. Nếu không thích chạy bộ, người tập có thể thay thế bằng việc thực hiện 20 nhịp cho mỗi bài tập khởi động như chống đẩy, gập bụng, nâng chân và chống đẩy ngược…

Giãn cơ (khoảng 10 - 15 phút)

Sau khi làm nóng cơ thể thì mọi người tiến hành tập giãn cơ để giúp cơ thể linh hoạt hơn đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bị chấn thương trong quá trình tập võ Karate.

Một số bài tập giãn cơ nên áp dụng như: tư thế nghiêng người – gập gối, tư thế con ếch, tư thế rắn hổ mang, tư thế gập người cúi xuống, tư thế vặn lưng ngồi…

Cách tự học võ Karate tại nhà đơn giản

8.2. Tập luyện các động tác, kỹ thuật cơ bản trong Karate

Tư thế đứng tấn

Đây là nền tảng của mọi môn võ thuật trên thế giới, trong đó Karate cũng không phải ngoại lệ. Tấn là điểm tựa cho sự thăng bằng trong tấn công và phòng thủ.

Video hướng dẫn tư thế đứng tấn cơ bản trong Karate:

Kỹ thuật tay

Đây là kỹ thuật chiến đấu chủ yếu trong Karate gồm kỹ thuật đấm và kỹ thuật đỡ.

Video hướng dẫn kỹ thuật đấm cơ bản trong Karate:

Video hướng dẫn kỹ thuật đỡ cơ bản trong Karate:

Kỹ thuật chân

Đây cũng là kỹ thuật chiến đấu quan trọng của Karate. Hầu hết kỹ thuật về chân là kỹ thuật đá. Đối với kỹ thuật đá trong Karate có 5 động tác cơ bản đó là đá trước, đá ngang, đá tống sau, đá tống ngang, đá vòng cầu.

Video hướng dẫn kỹ thuật đá cơ bản trong Karate:

Như vậy bài viết chia sẻ về võ Karate đến đây là kết thúc. WikiSport hi vọng với những thông tin chi tiết có trong bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích để mọi người hiểu hơn về môn võ thuật này. Chúc bạn sẽ đạt được nhiều thành công với những dự định của mình trên con đường đến với Karate, không ngừng trau dồi và phát triển bản thân hơn nữa!

(4.8/5, 5 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo