icon cart0

Dinh dưỡng trong trứng gà & Giải đáp trứng gà bao nhiêu Calo ?

Trong các loại thực phẩm Ngon – Bổ – Rẻ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chắc chắn không thể không nhắc tới trứng gà. Vậy bạn đã biết dinh dưỡng trong trứng gà có những gì chưa? Tham khảo bài viết dưới đây của WikiSport để giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng gà là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau, giá rẻ nên được rất nhiều người lựa chọn là sử dụng loại thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày.

Vậy dinh dưỡng trong trứng gà có những gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà (50g) gồm:

  • Năng lượng: 72 Calo
  • Protein: 6.5g
  • Đường: 0.2g
  • Chất xơ: 0g
  • Cholesterol: 186mg
  • Choline: 147mg
  • Khoáng chất: Natri (71mg), Kali (69mg), Canxi (28mg), Photpho (99mg), sắt (0.9mg)…
  • Vitamin: Vitamin B12 (1.1 µg), Vitamin B6 (0.1mg), Vitamin D (87 IU), Vitamin A(140mcg)…
  • Chất béo (4.5g): chất béo bão hòa (1.6g), chất béo không bão hòa đa (1g), chất béo không bão hòa đơn (1.9g)

Ngoài ra trong thành phần của trứng còn chứa nhiều Axit amin thiết yếu như: Tryptophan, Methionin, Cystein, Arginin…

Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà

2. 1 quả trứng gà bao nhiêu calo?

Đối với trứng gà không có 1 kích thước cụ thể nên để nói chính xác trứng gà bao nhiêu calo sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của từng quả trứng. Cụ thể như sau:

  • Loại nhỏ (khoảng 38g/trứng): 54 Calo
  • Loại vừa (khoảng 44g/trứng): 63 Calo
  • Loại lớn (khoảng 50g/trứng): 72 Calo
  • Loại cực lớn (khoảng 56g/trứng): 80 Calo

1 quả trứng gà bao nhiêu calo

3. Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà bao nhiêu calo?

Như mọi người đều biết 1 quả trứng gà được chia làm 2 phần đó chính là lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng.

  • Đối với lòng trắng trứng gà: thường chiếm tới 2/3 diện tích và 2/5 khối lượng nhưng lại ít dinh dưỡng hơn lòng đỏ (chủ yếu là Canxi) và hàm lượng Calo thấp, chỉ khoảng từ 10 – 17 Calo.
  • Đối với lòng đỏ trứng gà: chiếm 3/5 trọng lượng trứng, các chất dinh dưỡng như Vitamin B, D, K, Photpho, Kali, Sắt… và lượng Calo của trứng chủ yếu tập chung ở lòng đỏ (lượng Calo dao động từ 44 – 63 Calo).

Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà bao nhiêu calo

4. Trứng gà mang lại những lợi ích gì khi sử dụng trong khẩu phần ăn?

Những chất dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà khi được hấp thụ vào cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Có thể kể đến như:

  • Ăn trứng gà giúp tăng sức đề kháng: ăn trứng giúp cơ thể bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết gồm các Vitamin, chất béo có lợi, khoáng chất, Axit Amin… góp phần xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
  • Ăn trứng gà tốt cho sức khỏe của mắt: trứng chứa hai chất chống oxy hóa mạnh là Lutein và Zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa này tập hợp trong võng mạc của mắt, giúp giảm nguy cơ mắc hai chứng rối loạn mắt phổ biến nhất là đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, trứng cũng chứa nhiều Vitamin A mà theo các chuyên gia thì sự thiếu hụt Vitamin A được biết đến là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa trên thế giới.
  • Ăn trứng gà giúp kiểm soát cân nặng: trứng gà lượng Calo thấp, khi ăn sẽ cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn từ đó giúp mọi người kiếm soát cân nặng tốt hơn. Ngoài ra trong thành phần trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Protein (thành phần xây dựng nên các khối cơ trên cơ thể con người) giúp phát triển các mô cơ bắp tốt hơn.
  • Ăn trứng giúp phát triển não bộ tốt hơn: trứng gà có chứa Choline (147mg/50g trứng). Đây là chất góp phần xây dựng màng tế bào, có vai trò tạo ra các phân tử truyền tín hiệu trong não, thúc đẩy sự phát triển não bộ giúp tăng nhận thức ở trẻ sơ sinh và cũng giúp giảm suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.
  • Sử dụng trứng gà tốt cho sức khỏe da: trong thành phần của trứng gà chứa một số vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa sự phân hủy của các mô cơ thể. Cho nên đây là nguyên liệu cực kỳ tốt trong việc chống lão hóa, làm đẹp da, trị mụn…
  • Ăn trứng gà tốt cho phụ nữ mang thai: trứng chứa Axit Folic giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
  • Ăn trứng gà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim: theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thì ăn trứng mỗi ngày sẽ giảm 26% nguy cơ bệnh tim và đột quỵ bởi vì trứng gà sẽ cung cấp cho cơ thể lượng Choline cần thiết (đóng một phần quan trọng trong việc phá vỡ Axit Amin Homocysteine) và HDL cholesterol tốt.

Trứng gà mang lại những lợi ích gì khi sử dụng trong khẩu phần ăn

5. Nên ăn bao nhiêu trứng gà 1 ngày, 1 tuần?

Lợi ích của trứng gà mang đến cho sức khỏe con người là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng, ăn quá nhiều thì không những không thu lại lợi ích mà còn phản tác dụng. Vậy nên ăn bao nhiêu trứng gà 1 ngày là hợp lý?

Theo các chuyên khuyến cáo mọi người 1 ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả trứng gà bởi vì trong trứng gà chứa nhiều hàm lượng Cholesterol khoảng 186mg/quả mà trong khi đó lượng Cholesterol hấp thụ vào cơ thể con người mỗi ngày không được vượt quá 300mg (đối với người trưởng thành) tránh khiến lượng Cholesterol tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe.

Còn đối với việc ăn bao nhiêu trứng gà 1 tuần tốt nhất thì tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe sẽ có mức giới hạn khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ em từ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 0.5 quả/1 ngày và 2 – 3 quả/tuần.
  • Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1 quả/1 ngày và tối đa 3 quả/tuần
  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 tuần ăn tối đa 4 quả trứng gà.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: có thể ăn tối đa 6 trứng/1 tuần.
  • Đối với người trưởng thành: nên ăn 1 – 2 quả/ngày.
  • Đối với người bị cao huyết áp hoặc Cholesterol máu cao: chỉ nên ăn 1 – 2 quả trên một tuần.

Nên ăn bao nhiêu trứng gà 1 ngày, 1 tuần

6. Gợi ý một số món ăn chế biến từ trứng gà tốt cho sức khỏe

Để giúp mọi người biết cách chế biến trứng gà thành nhiều món ăn khác nhau thì dưới đây chúng tôi chia sẻ 5 công thức chế biến trứng gà vừa ngon lại bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

6.1. Trứng gà rán ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây, vị thuốc có vị đắng tính ấm, vị cay, có tác dụng điều hòa khí huyết, cầm máu, an thai, trừ hàn thấp, chữa ho, chữa đau đầu, làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt… Vì vậy món trứng rán ngải cứu sẽ là món ăn bổ dưỡng mà mọi người nên có trong thực đơn dinh dưỡng của bản thân.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 – 3 quả trứng gà
  • Ngải cứu
  • Hành khô, tiêu, muối, nước mắm…
  • Dầu ăn

Cách chế biến:

  • Ngải cứu nhặt lấy ngọn, bỏ cuống, rửa sạch, sau đó để ráo nước, rồi thái nhỏ.
  • Bóc hành khô rồi thái nhỏ.
  • Đập trứng ra bát rồi nêm gia vị (1 thìa Cafe nước mắm, 1 thìa Cafe bột ngọt, ½ thìa hạt tiêu và hành khô thái lát), sau đó khuấy đều hỗn hợp.
  • Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào. Khi dầu nóng, cho hỗn hợp trứng vào.
  • Rán cho vàng đều 2 mặt, sau đó tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.

Trứng gà rán ngải cứu

6.2. Trứng gà chiên lá mơ

Theo Đông Y, lá mơ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn khi chế biến cùng với trứng gà sẽ giúp chữa các bệnh về đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, kiết lị, đại tràng… ngoài ra còn là món ăn bổ dưỡng dành cho bà bầu.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 – 4 quả trứng gà
  • Lá mơ
  • Khoảng 2 muỗng canh dầu ăn
  • ½ thìa Cafe muối
  • ½ thìa Cafe bột ngọt
  • Các gia vị khác: tiêu, nước mắm, hành…

Cách chế biến:

  • Đầu tiên, rửa sạch lá mơ (ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút), sau đó thái nhỏ cho ra một bát riêng.
  • Đập trứng gà ra bát, đánh sao cho nhuyễn và mịn.
  • Tiếp đến, cho lá mơ đã chuẩn bị trước đó và ½ thìa Cafe muối, bột ngọt, tiêu và nước mắm vào bát trứng rồi đánh đều.
  • Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn, đổ hỗn hợp trứng đã đánh vào (đun nhỏ lửa).
  • Cuối cùng, khi trứng chín vàng cả hai mặt, bạn cuộn trứng lại, cho trứng ra đĩa, cắt thành từng miếng vừa ăn rồi thưởng thức.

Trứng gà chiên là mơ

6.3. Trứng gà nấu canh hẹ

Trứng gà nấu canh hẹ là món ăn ngon lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm mỡ máu, giải độc, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bổ thận, tráng dương…

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200g lá hẹ
  • 1 – 2 quả trứng gà
  • 1 – 2 củ hành tím
  • 1 lít nước lọc
  • 1 thìa cà phê bột ngọt
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • Dầu ăn

Cách chế biến:

  • Rửa sạch là hẹ bằng cách ngâm qua nước muối 5 phút, xả lại nước lạnh, thái nhỏ, để ráo.
  • Thái nhỏ hành tím.
  • Đập trứng gà ra bát rồi đánh tan đều.
  • Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, đợi khi dầu sôi thì cho hành tím vô phi thơm.
  • Sau khi hành tím dậy mùi thì cho 1 lít nước lọc vô, rồi tiếp tục đun cho đến khi sôi.
  • Nêm nếm 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, khuấy cho gia vị tan ra (tùy theo khẩu vị từng người để điều chỉnh gia vị cho phù hợp).
  • Khi nước canh sôi thì tiến hành đổ trứng vào, khuấy đều để trứng chín thành từng mảng.
  • Tiếp đến cho hẹ vào, nấu vài phút thì hẹ chín.
  • Cuối cùng múc ra bát và thưởng thức.

Trứng gà nấu canh hẹ

6.4. Mướp đắng xào trứng gà

Mướp đắng có tính hàn, chứa nhiều Vitamin, khoáng chất khi chế biến với trứng gà giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dẹp da, ngừa mụn và tăng cường sức khỏe tim mạch cực kỳ tốt.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 quả mướp đắng
  • 2 quả trứng gà
  • 3 – 5 củ hành khô
  • Vài nhánh hành lá
  • Các gia vị khác: muối, hạt nêm, mì chính, dầu ăn, tiêu…

Cách chế biến:

  • Sơ chế mướp đắng bằng cách để nguyên vỏ, rửa sạch với nước muối loãng sau đó loại bỏ phần ruột rồi thái nhỏ (để mướp giòn hơn khi thái xong nên ngâm vào bát nước đá).
  • Hành khô bóc vỏ rồi băm nhuyễn, hành là bỏ rể, thái nhỏ
  • Đập trứng ra bát rồi cho thêm các gia vị muối, mì chính, hạt nêm, tiêu (tùy theo khẩu vị từng người), sau đó khuấy đều.
  • Bắc chảo lên bếp rồi thêm dầu ăn, khi sôi thì cho hành khô vào phi thơm, tiếp đến cho mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì đổ trứng vào đảo đều khi trứng se lại thì tắt bếp.
  • Cuối cùng đổ ra đĩa và thưởng thức.

Mướp đắng xào trứng gà

6.5. Súp trứng gà nấu nấm

Món ăn ngon, bổ dưỡng với trứng gà được chúng tôi chia sẻ đến mọi người đó chính là súp trứng gà nấu nấm giúp trị chứng rôm sảy, trị chứng huyết hư, tay chân tê mỏi…

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 quả trứng đánh đều
  • 4 bát nước dùng gà
  • 1 thìa canh tinh bột ngô
  • ½ thìa cà phê gừng băm nhỏ
  • 1 thìa canh xì dầu
  • 3 cây hành lá, thái nhỏ
  • ¼ thìa cà phê hạt tiêu trắng
  • ¾ bát nấm hương thái nhỏ (hoặc nấm kim châm thái nhỏ)

Cách chế biến:

  • Tạo hỗn hợp bột ngô bằng cách hòa ½ bát nước dùng gà với bột ngô rồi khuấy đều cho đến khi hòa tan.
  • Cho nước dùng gà, gừng, xì dầu, hành, nấm, hạt tiêu trắng vào nồi, sau đó bập bếp đun sôi.
  • Khi nồi nước sôi, đổ hỗn hợp tinh bột ngô chuẩn bị trước đó vào nồi nước dùng, khuấy đều, tiếp tục đun nhỏ lửa.
  • Tiếp đến đổ từ từ bát trứng vào nồi súp. Vừa đổ vừa khuấy cho đến khi trứng sẽ chín.
  • Đổ ra bát, rắc hành hoa lên trên rồi thưởng thức.

Súp trứng gà nấu nấm

Như vậy, bài viết chia sẻ về dinh dưỡng trong trứng gà của WikiSport đến đây là kết thúc. Hi vọng rằng những thông tin có trong bài viết sẽ phù hợp với nhu cầu tìm hiểu giúp mọi người biết cách sử dụng loại thực phẩm để thu lại lợi ích tốt cho sức khỏe nhất nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo!

(5/5, 2 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo