icon cart0

[New 2023] Luật bóng chuyền theo quy định LĐBC quốc tế FIVB

Bóng chuyền là một trong nhưng môn thể thao đồng đội hiện nay thu hút được rất nhiều người tham gia tập luyện, thi đấu phong trào lẫn chuyên nghiệp. Nếu bạn là người yêu thích bộ môn này muốn cập nhật những thông tin mới, chi tiết và chính xác nhất về luật bóng chuyền theo quy định từ Liên đoàn Bóng chuyền quốc tế (FIVB) thì hãy cùng WikiSport tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây nhé!

Dựa vào tính chất đặc thù của môn bóng chuyền và nhằm tạo một sân chơi công bằng, phù hợp với mọi đối tượng người chơi thì Liên đoàn Bóng chuyền quốc tế (FIVB) - là cơ quan điều hành quốc tế của môn bóng chuyền đã xây dựng lên luật thi đấu bóng chuyền với nhiều quy định cụ thể như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, những người tham gia, thể thức thi đấu, cách thức thi đấu, tính điểm… Chi tiết từng quy định như sau:

1. Quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trong bộ luật bóng chuyền mới hiện nay, Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB) cũng đã đưa ra quy định cụ thể về cơ sở vật chất và trang thiết bị cụ thể như sau:

1.1. Sân thi đấu

Đối với sân thi đấu bóng chuyền đạt tiêu chuẩn thi đấu do FIVB quy định phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cụ thể là:

Kích thước sân bóng chuyền

  • Kích thước sân bóng chuyền phải dạng hình chữ nhật có kích thước 18 x 9m (dài x rộng).
  • Xung quanh sân được bao bởi một vùng tự do có chiều rộng tối thiểu 3m ở tất cả các phía.
  • Không gian trống phía trên khu vực chơi hay còn được gọi là không gian chơi tự do của sân không được phép có bất kỳ vật cản nào tối thiểu 7m tính từ mặt sân thi đấu.
  • Đối với các sân thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì khu vực tự do phải đảm bảo tối thiểu 5m từ các đường biên dọc và 6.5m từ đường biên ngang (vạch cuối sân) và không gian chơi tự do phải có chiều cao tối thiểu 12.5m tính từ mặt sân.

Quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bề mặt sân bóng chuyền

  • Bề mặt sân thi đấu phải đảm bảo độ bằng phẳng, đồng nhất và tuyệt đối không có bất kỳ vật cản, gồ ghề hoặc chất bôi trơn mặt sàn gây nguy cơ chấn thương cho các VĐV.
  • Đối với mặt sân thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì mặt sân thi đấu phải được làm từ gỗ hoặc chất liệu tổng hợp. Còn với những bề mặt sân khác thì đều phải được FIVB kiểm định phê duyệt.
  • Mặt sân thi đấu phải được làm sáng màu. Phần sân đấu và các khu vực tự do được làm màu sắc khác nhau, dễ phân biệt.
  • Với sân thi đấu ngoài trời thì mặt sân phải có độ dốc 5mm/1m để đảm bảo độ thoát nước. Lưu ý, các đường biên không được phép làm bằng các vật liệu rắn cứng.

Các đường kẻ giới hạn

  • Tất cả các đường kẻ giới hạn trên sân bóng chuyền theo luật bóng chuyền phải rõ ràng và có màu sắc khác với màu nền sân và độ rộng đường kẻ đạt 5cm.
  • Hai đường biên dọc và hai đường biên ngang chức năng giới hạn sân thi đấu. Các đường giới hạn này được kẻ bên trong phạm vi sân bóng chuyền.
  • Ở giữa sân thi đấu có một đường kẻ giới hạn chia sân bóng chuyền thành 2 nữa bằng nhau (mỗi nữa kích thước 9 x 9m) được gọi là đường giữa sân. Đường kẻ này chạy dọc dưới lưới, kéo dài 9m từ đường biên dọc này sang đường biên dọc bên còn lại.
  • Cách đường giữa sân 3m về hai phần sân thi đấu, mỗi bên được kẻ 1 đường song song và bằng với đường giữa sân được gọi là đường tấn công.
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì đường tấn công sẽ được kẻ mở rộng thêm bằng các đường nét đứa bắt đầu từ các đường biên dọc gồm: 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, rộng 5cm, khoảng cách 20cm (tổng độ dài 1.75m).

Quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Các khu vực chiến thuật

  • Khu vực phía trước (khu tấn công): Ở mỗi nửa sân bóng chuyền thì khu vực giới giạn bởi đường trung tâm và mép sau đường tấn công gọi là khu vực phía trước. Ngoài ra, khu vực phía trước này còn được mở rộng từ mép ngoài đường biên dọc tới hết khu tự do.
  • Khu vực phát bóng: Khu vực rộng 9m phía sau mỗi đường biên ngang (đường cuối sân) gọi là khu vực phát bóng. Khu phát bóng đường giới hạn bởi 2 đường kẻ ngắn kéo dài từ đường biên dọc, mỗi đường dài 15cm, cách nhau 20cm. Lưu ý, khu phát bóng kéo dài tới hết khu tự do và cả 2 vạch kẻ kéo dài đều thuộc khu phát bóng.
  • Khu vực thay người: khu vực này được giới hạn bởi 2 đường kẻ kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký.
  • Khu vực thay Libero: là một phần của khu vực tự do ở phía băng ghế của đội, được giới hạn bởi sự mở rộng của đường tấn công lên đến đường cuối sân.
  • Khu vực khởi động: Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì khu vực khởi động có kích thước 3 x 3m, ở cả hai góc của băng ghế dự bị, bên ngoài khu vực tự do, nơi chúng sẽ không cản trở tầm nhìn của khán giả, hoặc đằng sau băng ghế của đội.
  • Khu vực phạt: có kích thước 1 x 1m sẽ được tính trên mỗi khu tự do, trên đường kéo dài với đường biên ngang và ở sau ghế ngồi của mỗi đội 1.5m, giới hạn bằng các vạch đỏ rộng 5cm.

Nhiệt độ tại sân thi đấu

  • Trong luật bóng chuyền mới nhất thì nhiệt độ sân thi đấu tối thiểu không được thấp dưới 10° C (50 ° F).
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì mức tối đa nhiệt độ sẽ được xác định bởi Đại biểu kỹ thuật FIVB của trận đấu.

Ánh sáng sân thi đấu

  • Ánh sáng trong các trận đấu bóng chuyền không được phép thấp hơn 300 lux.
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì ánh sáng tại sân thi đấu không được thấp hơn 2000 lux (được do ở độ cao cách mặt sân 1m).

Quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị

1.2. Lưới và cột bóng chuyền

Trong luật bóng chuyền cũng có những quy định về lưới bóng chuyền và cột bóng chuyền. Cụ thể như sau:

Sản phẩm gợi ý:

Chiều cao lưới bóng chuyền

  • Lưới bóng chuyền được căng ngang trên đường giữa sân và chiều cao lưới bóng chuyền được tính từ mặt sân đến mép trên của đỉnh lưới.
  • Chiều cao lưới bóng chuyền nam là 2.43m còn đối với bóng chuyền nữ là 2.24m.
  • Lưu ý, chiều cao lưới bóng chuyền (ở vị trí giữa sân) không được phép chênh lệnh quá 2cm so với 2 mức tiêu chuẩn.

Thiết kế, cấu tạo lưới bóng chuyền

  • Lưới rộng 1 m (± 3 cm) và dài 9.50 đến 10m (mỗi bên đầu lưới kể từ mép ngoài băng giới hạn lưới có 1 khoảng dài từ 25cm đến 50m), làm bằng lưới đen, mắt lưới hình vuông cạnh 10cm.
  • Mép trên của lưới bóng chuyền có dải băng vải màu trắng rộng 7cm được gấp 2 lần, may dọc theo chiều dài của lưới. Ở mẫu đầu lưới có 1 lỗ đề luồn sợi dây (sợi cáp) để buộc dây vào trụ bóng chuyền nhằm giữ độ căng cho phần trên lưới.
  • Mép dưới của lưới có một dải băng khác rộng 5cm, cũng tương tự như băng trên cùng được luồn một sợi dây (sợi cáp). Sợi dây này dùng để buộc vào các trụ và giữ cho phần dưới của nó căng lên.

Băng giới hạn

  • Băng giới hạn là một phần của lưới. Đây là 2 dải băng màu trắng dài 1m, rộng 5cm được đặt ở hai bên đầu lưới, thẳng góc với giao điểm đường biên dọc và đường giữa sân.

Cọc giới hạn (Ăngten)

  • Cọc giới hạn (Ăngten) là một thành tròn dẻo (có thể uốn cong) dài 1.8m, đường kính 10mm được làm bằng sợi thủy tinh hoặc vật liệu khác tương tự.
  • Một cột giới hạn (Ăng-ten) được gắn chặt ở mép ngoài của mỗi dải bên và ở hai phía đối diện của lưới ở vị trí sao cho hình chiếu của cọc với mặt sân cắt nhau tại giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân.
  • Phần ăng-ten được đặt cao, kéo dài trên dưới là 80cm và được đánh dấu bằng các sọc sơn (mỗi đoạn dài 10cm) màu tương phản, tốt nhất là đỏ và trắng.

Quy định về cọc giới hạn (Angten) trong luật bóng chuyền

Cột trụ bóng chuyền

  • Chiều cao của trụ bóng chuyền theo luật bóng chuyền là 2.55m (có thể điều chỉnh được) và các cột trụ lưới bóng chuyền phải được đặt bên ngoài đường biên dọc cách khoảng 0.5m – 1m.
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức thì trụ bóng chuyền phải được đặt cách đường biên dọc 1m và phải được bọc đệm.
  • Các trụ bóng chuyền được làm tròn và nhẵn, được gắn xuống đất mà không cần dây. Đặc biệt là không có thiết bị nguy hiểm hoặc cản trở.

1.3. Quả bóng chuyền

Quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế về bóng thi đấu như sau:

Sản phẩm gợi ý:

Tiêu chuẩn quả bóng chuyền

  • Quả bóng chuyền phải có dạng hình cầu, được làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, bên trong, làm bằng cao su hoặc vật liệu tương tự.
  • Màu sắc của quả bóng chuyền có thể là một màu sáng đồng nhất hoặc kết hợp nhiều màu với nhau.
  • Quả bóng chuyền tiêu chuẩn có chu vi là 65 – 67cm và trọng lượng của nó là 260 – 280g.
  • Áp suất bên trong của nó sẽ là 0.30 – 0.325 kg/cm2 (4.26 – 4.61 psi) tương ứng (294.3 – 318.82 mbar hoặc hPa).
  • Lưu ý: Đối với chất liệu da tổng hợp và sự kết hợp màu sắc của những quả bóng được sử dụng trong các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức phải tuân thủ các tiêu chuẩn của FIVB.

Tính đồng nhất của bóng

  • Tất cả các quả bóng được sử dụng trong một trận thi đấu phải có cùng tiêu chuẩn gồm: chu vi, trọng lượng, áp suất, loại, màu sắc…
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức, giải vô địch Liên đoàn… thì bóng thi đấu phải được FIVB phê duyệt (trừ trường học các giải đấu đó đã thỏa thuận với FIVB).

Quy định về quả bóng chuyền

1.4. Thiết bị phụ bổ sung

  • Tất cả các thiết bị phụ bổ sung được xác định theo đúng quy định của FIVB.

2. Quy định về những người tham gia vào trận đấu bóng chuyền

Dưới đây là thông tin chi tiết về các quy định trong luật môn bóng chuyền đối với người tham gia vào trận đấu như sau:

2.1. Đội bóng chuyền

Thành phần của đội bóng chuyền

  • Đối với 1 trận đấu bóng chuyền, mỗt đội có thể bao gồm tối đa 12 VĐV, cộng với: nhân viên huấn luyện (một huấn luyện viên, tối đa hai huấn luyện viên trợ lý) và nhân viên y tế (một bác sĩ điều trị theo nhóm và một y bác sĩ).
  • Chỉ những người được liệt kê trên bảng điểm bình thường mới có thể tham gia Cuộc thi/Khu vực kiểm soát, tham gia khởi động và trong trận đấu.
  • Một trong những người chơi là đội trưởng của đội, người sẽ được chỉ định trên bảng điểm.
  • Chỉ những cầu thủ được ghi trên bảng tỷ số mới được vào sân và thi đấu trong trận đấu. Sau khi huấn luyện viên và đội trưởng của đội đã ký vào bảng điểm, (danh sách đội cho bảng điểm điện tử) thì không thể thay đổi các cầu thủ đã ghi.

Vị trí của đội bóng chuyền

  • Các cầu thủ không thi đấu có thể ngồi trên băng ghế dự bị của đội họ hoặc ở trong khu vực khởi động của họ. Huấn luyện viên và các thành viên khác trong nhóm ngồi trên băng ghế dự bị, nhưng có thể tạm thời rời khỏi chỗ.
  • Khu vực đặt ghế ngồi cho các đội ở bên cạnh bàn thư ý và bên ngoài khu vực tự do.
  • Chỉ các thành viên trong đội mới được phép tham gia mới được ngồi trên ghế và tham gia khởi động trong thời gian trận đấu.
  • Người chơi không thi đấu có thể khởi động mà không có bóng như sau: trong khi chơi (tại các khu vực khởi động), trong thời gian chờ (tại khu vực tự do phía sau khu vực của họ).
  • Trong các khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp các VĐV có thể khởi động bóng ở khu tự do.

Trang phục đối bóng chuyền

Theo luật thi đấu bóng chuyền mới nhất thì trang phục thi đấu của các VĐV bao gồm: áo thi đấu, quần đùi, tất (đồng phục) và giày thể thao.

  • Màu sắc và thiết kế của áo thi đấu, quần đùi và tất đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu (trừ Libero).
  • Giày phải nhẹ và dẻo với đế cao su hoặc composite không có gót.
  • Áo đấu của các VĐV phải được đánh số từ 1 đến 20.
  • Số phải được đặt trên áo đấu ở chính giữa mặt trước và mặt sau. Màu sắc và độ sáng của các con số phải tương phản với màu sắc và độ sáng của áo đấu.
  • Số phải có chiều cao trên ngực tối thiểu là 15cm, chiều cao mặt sau tối thiểu là 20cm. Nét các số phải có chiều rộng tối thiểu là 2cm.
  • Đội trưởng phải có trên áo đấu của mình một đường sọc 8 x 2cm gạch dưới con số trên ngực.
  • VĐV thi đấu không được phép mặc đồng phục có màu khác với màu của những người chơi khác (ngoại trừ Libero) và đồng phục không có số.

Quy định về những người tham gia vào trận đấu bóng chuyền

Thay đổi trang phục

Trọng tài thứ nhất có thể cho phép một hoặc nhiều cầu thủ:

  • Thi đấu không có giầy.
  • Có thể thay trang phục thi đấu bị ướt giữa hai hiệp hay sau khi thay người nhưng trang phục mới phải đảm bảo điều kiện là màu sắc, thiết kế và số giống với bộ đồng phục trước đó.
  • Trường hợp trời rét thì toàn đội được phép mặc quần áo tập luyện với điều kiện là chúng phải cùng màu sắc và thiết kế cho cả đội (ngoại trừ Libero) và được đánh số theo đúng quy định.

Những vật cấm

  • Không được đeo những đồ vật có thể gây thương tích hoặc gây thương tích đối thủ.
  • VĐV được phép đeo kính hoặc tròng kính nhưng phải chịu trách nhiệm nếu gặp rủi ro.
  • Có thể đeo đệm nén (thiết bị bảo vệ chấn thương có đệm) để bảo vệ hoặc hỗ trợ.

2.2. Đội trưởng và huấn luyện viên

Theo luật quy định thì đội trưởng và huấn luyện viên đều chịu trách nhiệm về hành vi và kỷ luật của các thành viên trong đội của họ. Trong đó, Libero có thể là đội trưởng.

Đội trưởng

  • Trước trận đấu, đội trưởng vào đấu là đội trưởng trên sân.
  • Khi đội trưởng không có mặt trên sân, huấn luyện viên hoặc đội trưởng của đội phải chỉ định một cầu thủ khác trên sân, để đảm nhận vai trò đội trưởng trò chơi. Đội trưởng trò chơi này duy trì trách nhiệm cho đến khi được thay thế hoặc đội trưởng vào thi đấu.
  • Khi bóng ngoài cuộc, chỉ đội trưởng trên sân được quyền nói với trọng tài đề nghị trọng tài giải thích hoặc làm rõ điều luật cũng như thắc mắc về đội mình. Nếu như đội trưởng trên sân không đống ý với giải thích của trọng tài thứ nhất thì được khiếu nại, nhưng phải cho trọng tài thứ nhất biết việc ghi khiếu nại vào biên bản thi đấu.
  • Đội trưởng có quyền đề nghị thay đổi trang phục thi đấu và đề nghị kiểm tra lại vị trí trên sân, lưới, bóng... hoặc đề nghị hội ý và thay người.
  • Khi kết thúc trận đấu, đội trưởng phải cảm ơn trọng tài và ký vào bảng điểm kết quả. Lưu ý, đội trưởng (hoặc đội trưởng trên sân) có thể ghi vào biên bản thi đấu ý kiến khiếu nại đã báo cáo với trọng tài thứ nhất.

Huấn luyện viên trưởng

  • Trong suốt trận đấu, huấn luyện viên điều hành lối chơi của đội mình từ bên ngoài sân chơi. HLV được chọn đội hình xuất phát, VĐV thay thế và xin hội ý bằng cách liên hệ với trọng tài thứ 2.
  • Trước trận đấu, huấn luyện viên ghi lại hoặc kiểm tra tên và số VĐV trong danh sách đội bảng điểm, rồi ký tên vào bảng đó.

Trong thời gian trận đấu, huấn luyện viên:

  • Trước mỗi hiệp đấu, cung cấp cho trọng tài thứ 2 hoặc người ghi bàn bảng danh sách hợp lệ và ký tên.
  • Có thể ngồi trên băng ghế của đội gần cầu thủ hoặc có thể rời chỗ.
  • Yêu cầu xin hội ý và thay thế VĐV.

Huấn luyện viên phó

  • Huấn luyện viên phó ngồi trên ghế, nhưng không có quyền tham gia vào trận đấu.
  • Trường hợp huấn luyện viên trưởng phải rời khỏi đội, huấn luyện viên phó có thể làm thay nhiệm vụ nhưng phải do đội trưởng trên sân yêu cầu và phải được sự đồng ý của trọng tài thứ nhất.

3. Quy định về thể thức thi đấu bóng chuyền

Đối với thể thức thi đấu bóng chuyền thì luật quy định như sau:

3.1. Được 1 điểm, thắng 1 hiệp và thắng 1 trận

Được 1 điểm

  • Mỗi đội dành được một điểm khi: Bóng chạm sân đối phương, do đội đối phương phạm lỗi, đội đối phương bị phạt.
  • Một đội phạm lỗi bằng cách thực hiện một hành động chơi trái với quy tắc thì các trọng tài phân xử các lỗi và xác định hậu quả theo quy định sau: Nếu hai hoặc nhiều lỗi được phạm liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên. Con nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm lỗi và đánh lại pha bóng đó.
  • Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi kết thúc pha bóng.Nếu đội giao bóng thắng pha bóng, đội đó ghi được một điểm và tiếp tục giao bóng. Còn nếu đội đỡ bóng thắng pha bóng, đội đó ghi được một điểm và dành được quyền giao bóng tiếp theo.

Thắng 1 hiệp

  • Một đội dành chiến thắng 1 hiệp khi đội đó dành được 25 điểm trước và dẫn tối thiểu 2 điểm so với đối thủ (trừ sét đấu thứ 5).
  • Trường hợp tỉ số 24 – 24 thì hai đôi thi đấu đến khi cách biệt điểm số là 2. Ví dụ: 24 – 26, 25 – 27 thì hiệp đấu kết thúc.

Thắng 1 trận

  • Theo luật chơi bóng chuyền mà FIVB ban hành thì một trận đấu bóng chuyền gồm 5 hiệp đấu. Đội nào dành chiến thắng 3 hiệp trước sẽ dành chiến thắng chung cuộc.
  • Trường hợp hòa 2 – 2 thì trận đấu thì sẽ tiến hành Set đấu thứ 5, đội nào dành được 15 điểm trước và chênh lệch 2 điểm với đối thủ sẽ dành chiến thắng.

Quy định về thể thức thi đấu bóng chuyền

Bỏ cuộc và đội hình thi đấu không đủ người

  • Trường hợp một đội từ chối thi đấu thì đội đó sẽ được tuyên bố bỏ cuộc và bị xứ thua trận đấu kết quả 0-3 với tỉ số mỗi hiệp là 0-25.
  • Trường hợp một đội không có mặt đúng giờ mà không đưa ra được lý do chính đáng sẽ bị xử thua chung cuộc.
  • Trường hợp một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận thì sẽ bị xử thua hiệp hoặc trận đó. Và kết quả đội đối thủ sẽ được cho thêm điểm và số hiệp còn thiếu còn đội có đội hình không đủ người đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trước.

3.2. Tổ chức trận đấu bóng chuyền

Bốc thăm

Trước khi trận đấu diễn ra, trọng tài thứ nhất thực hiện bốc thăm:

  • Việc bốc thăm được thực hiện trước sự chứng kiến của đội trưởng hai đội.
  • Đội thắng bốc thăm được ưu tiên chọn giao bóng trước hoặc chọn sân. Đội còn lại lựa chọn ngược lại.
  • Trường hợp hai đội khởi động riêng, đội nào phát bóng trước được khởi động trên lưới trước.
  • Nếu trận kéo đến hiệp thứ 5 thì sẽ tiến hành bốc thăm lại.

Khởi động

  • Trước khi trận đấu diễn ra thì 2 đội khởi động ở sân phụ thì mỗi đội đường khởi động 6 phút còn nếu khởi động cùng nhau thì mỗi đội có 10 phút.

Đội hình thi đấu của mỗi đội

  • Luôn phải có sáu người chơi cho mỗi đội chơi.
  • Đội hình xuất phát của mỗi đội phải nêu rõ thứ tự xoay vòng luân phiên của các cầu thủ trên sân. Thứ tự này phải được duy trì trong suốt hiệp thi đấu.
  • Trước khi bắt đầu mỗi hiệp, huấn luyện viên phải ghi đội hình xuất phát vào phiếu báo vị trí (có ký tên) rồi nộp cho trọng tài thứ 2 hoặc thư ký hoặc qua thiết bị điện tử, nếu được sử dụng gửi trực tiếp đến người thư ký điện tử.
  • Các VĐV không có trong đội hình xuất phát của một hiệp đấu là VĐV dự bị (ngoại trừ Libero).
  • Khi đã nộp danh sách đội hình cho trọng tài hoặc thư ký thì các đội không thay đổi trong đội hình trừ việc thay đổi người thông thường.
  • Trước khi bắt đầu hiệp đấu nếu phát hiện có sự khác nhau giữa vị trí VĐV trên sân với phiếu báo vị trí thì các VĐV phải trở về đúng vị trí như phiếu báo vị trí ban đầu mà không bị phạt.
  • Nếu trước khi bắt đầu hiệp đấu phát hiện một VĐV trên sân không được ghi ở phiếu báo vị trí của hiệp đó thì VĐV này phải thay bằng VĐV đã ghi ở phiếu báo vị trí mà không bị phạt.
  • Trường hợp nếu HLV muốn giữ VĐV không ghi trong phiếu báo vị trí ở lại trên sân thì HLV có thể xin thay thông thường một hay nhiều lần người theo luật và ghi vào biên bản thi đấu.

Vị trí

  • Trước khi phát bóng thì 2 đôi phải đứng đúng vị trí trên đăng ký theo đúng trật tự xoay vòng.
  • Vị trí VĐV xoay vòng được xác định như sau: Ba cầu thủ đứng dọc theo lưới là những cầu thủ hàng trước: vị trí số 4 (trước bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải). Ba cầu thủ còn lại là các cầu thủ hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên phải).
  • Quan hệ vị trí giữa các cầu thủ: Mỗi cầu thủ hàng sau phải đứng xa lưới hơn người hàng trước tương ứng của mình. Các cầu thủ hàng trước và hàng sau phải đứng theo trật tự.
  • Vị trí của người chơi được xác định và kiểm soát theo vị trí của chân họ tiếp xúc với mặt đất như sau: Mỗi cầu thủ hàng trước phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường giữa sân hơn chân của cầu thủ hàng sau tương ứng. Mỗi cầu thủ ở bên phải (bên trái) phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường dọc bên phải (trái) hơn chân của cầu thủ đứng giữa cùng hàng của mình .
  • Khi bóng đã phát đi, các cầu thủ có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu vực tự do.

Xoay vòng

  • Thứ tự xoay vòng luân phiên của đội hình bóng chuyền được xác định bởi đội hình đăng ký lúc xuất phát và theo đó kiểm tra trật tự phát bóng, vị trí của người chơi trong suốt hiệp thi đấu.
  • Khi đội nhận đã giành được quyền giao bóng, các VĐV của đội đó sẽ luân phiên một vị trí theo đồng hồ: VĐV ở vị trí 2 xoay sang vị trí 1 để giao bóng, VĐV ở vị trí 1 xoay sang vị trí 6…

Quy định xoay vòng đội hình trong luật bóng chuyền

3.3. Quy định về thay người trong bóng chuyền

Giới hạn về quyền thay người

  • Một hiệp mỗi đội được thay tối đa 6 lần người. Cùng một lần có thể thay một hay nhiều VĐV.
  • Một VĐV của đội hình chính thức có thể được thay ra sân và lại thay vào sân nhưng trong một hiệp chỉ được một lần và phải đúng vị trí của mình trong đội hình đã đăng ký.
  • Một cầu thủ dự bị được vào sân thay cho một VĐV chính thức 1 lần trong 1 hiệp nhưng chỉ được thay ra bằng chính VĐV chính thức đã thay.

Thay người ngoại lệ

  • Thay người ngoại lệ nghĩa là bất cứ VĐV nào không có trên sân lúc xảy ra chấn thương trừ VĐV thay cho anh có thể vào thay VĐV bị thương. VĐV bị chấn thương đã thay ra không được phép vào sân thi đấu nữa.
  • Trong mọi trường hợp thay người ngoại lệ đều không được tính là thay người thông thường.

Thay người bắt buộc

  • Một VĐV bị phạt đuổi ra sân hoặc bị truất quyền thi đấu thì phải thay người hợp lệ. Trường hợp đội không thực hiện được sẽ bị tuyên bố đội hình không đủ người.

4. Quy định về hoạt động thi đấu

Luật bóng chuyền có những quy định về hoạt động thi đấu bao gồm:

4.1. Trạng thái thi đấu

  • Bóng trong cuộc: tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng và VĐV phát bóng đi.
  • Bóng ngoài cuộc (bóng chết): tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài.
  • Bóng trong sân: quả bóng sẽ được tính trong sân nếu bất kỳ vị trí nào của bóng chạm sân, bao gồm cả các đường biên.
  • Bóng ngoài sân: Một là quả bóng chuyền hoàn toàn chạm ngoài các đường biên. Hai là bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu trên sân. Ba là bóng chạm ăngten, chạm dây buộc lưới, cột lưới hay phần lưới ngoài băng giới hạn. Bốn là khi bóng bay qua mặt phẳng đứng dọc lưới mà 1 phần hay toàn bộ quả bóng lại ngoài không gian bóng qua của lưới. Năm là toàn bộ quả bóng bay qua khoảng không dưới lưới.

4.2. Động tác chơi bóng

Số lần mỗi đội chạm bóng

  • Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần (không kể chắn bóng) để đưa bóng sang sân đối phương. Nếu sử chạm nhiều hơn, đội sẽ phạm phải lỗi. Lưu ý, số lần chạm bóng của đội được tính cả khi cầu thủ chạm bóng cố tình hay vô tình.
  • Một VĐV không được đánh bóng hai lần liên tiếp.
  • Hai hoặc ba VĐV có thể chạm vào bóng cùng một lúc. Tuy nhiên khi hai (hoặc ba) đồng đội chạm bóng đồng thời sẽ được tính là hai (hoặc ba) lần truy cập (ngoại trừ việc chặn). Nếu VĐV với tay để lấy bóng, nhưng chỉ một trong số VĐV chạm vào nó, một cú đánh được tính. Đặc biệt, các VĐV va vào nhau không coi là phạm lỗi.
  • Khi hai VĐV của 2 đội cùng chạm bóng đồng thời trên lưới và bóng trong cuộc, đội nhận bóng được chạm 3 lần nữa. Nếu bóng ra ngoài sân bên nào, thì đội bên kia phạm lỗi.
  • Trong khu vực chơi, VĐV không được phép hỗ trợ từ đồng đội hoặc bất kỳ vật thể nào để đánh bóng. Tuy nhiên, một VĐV sắp phạm lỗi (chạm vào lưới hoặc vượt qua vạch giữa...) có thể bị đồng đội chặn lại hoặc giữ lại.

Quy định về số lần mỗi đội chạm bóng theo luật bóng chuyền

Tính chất chạm bóng

  • VĐV có thể chạm bóng bằng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Bóng phải được đánh đi không dính, không ném vứt, không được giữ lại. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ hướng nào.
  • Quả bóng có thể chạm vào các bộ phận khác nhau của cơ thể miễn là các điểm tiếp xúc diễn ra đồng thời ngoài trừ trường hợp khi chắn bóng, một hay nhiều cầu chắn bóng có thể chạm bóng liên tục miễn là chắn bóng liên tục miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động hoặc ở lần chạm bóng đầu tiên của một đội, bóng có thể chạm liên tiếp nhiều phần khác nhau của thân thể miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động.

4.3. Bóng ở lưới

Bóng qua lưới

  • Bóng đánh sang phần sân đối thủ phải đi qua khoảng không bóng qua trên lưới được giới hạn bởi: Mép trên của lưới + phía trong hai cột ăng ten và phần kéo dài tưởng tượng của chúng + thấp hơn trần nhà.
  • Bóng đã vượt qua mặt phẳng lưới đến khu vực tự do của đối phương hoàn toàn hoặc một phần thông qua không gian bên ngoài thì có thể đánh trở lại với điều kiện: VĐV cứu bóng không chạm sân đối phương và quả bóng khi đánh trở lại phải cắt mặt phẳng của lưới lần nữa ở phần không gian bên ngoài ở cùng một bên sân. Đội đối phương không được ngăn cản hành động này.

Bóng chạm lưới

  • Trong khi bóng bay qua lưới thì bóng có thể chạm vào lưới.

Bóng ở lưới

  • Bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chưa quá 3 lần chạm bóng. Nếu bóng làm rách mắt hoặc giật lưới xuống thì tình huống bóng đó sẽ bị hủy và thực hiện phát bóng lại.

4.4. Vận động viên ở gần lưới

Qua trên lưới

  • Khi cản phá (chắn bóng), một VĐV có thể chạm vào bóng bên ngoài lưới với điều kiện là VĐV không can cản trở đối thủ trước người sau tấn công đánh.
  • Sau khi tấn công bằng các cú đập bóng, VĐV được phép bàn tay qua trên lưới với điều kiện là tay chạm bóng ở phần sân đội mình.

Qua dưới lưới

  • VĐV được phép qua không gian dưới lưới sang sân đối phương, nhưng không được cản trở phương.
  • Xâm nhập sân đối phương qua vạch giữa với điều kiện cùng lúc một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) chạm sân đối thủ, nhưng ít nhất còn một phần của một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) vẫn chạm hoặc vẫn ở trên đường giữa sân và cấm bất kỳ bộ phận khác của thân thể chạm sân đối thủ.
  • VĐV có thể sang sân đối phương sau khi bóng ngoài cuộc
  • VĐV có thể xâm nhập vùng tự do bên sân đối thủ nhưng với điều kiện là không can thiệp vào lối chơi của đối thủ.

Chạm lưới

  • Khi chạm lưới, chạm cọc ăng ten (trừ khi cầu thủ chạm chúng trong khi đánh bóng hoặc làm cản trở thi đấu) thì sẽ không tính phạm lỗi.
  • Các hành động đánh bóng gồm cả các động tác đánh không chạm bóng.
  • Sau khi đã đánh bóng, VĐV có thể chạm cột lưới, dây cáp hoặc các vật bên ngoài chiều dài của lưới, nhưng không được ảnh hưởng đến trận đấu.
  • Trường hợp VĐV đánh bóng vào lưới làm lưới chạm cầu thủ đối phương thì không phạt lỗi.

4.5. Phát bóng

Quả phát bóng đầu tiên của hiệp

  • Quả phát bóng đầu tiên của Hiệp 1 và 5 do bắt thăm quyết định.
  • Ở các hiệp khác, đội nào không được phát bóng đầu tiên ở hiệp trước thì được phát trước.

Trật tự phát bóng

  • Các VĐV phải phát bóng theo trật tự ghi trong phiếu báo vị trí.
  • Sau quả phát bóng đầu tiên của một hiệp, phát bóng của VĐV được quyết định như sau: Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó, thì VĐV đang phát bóng (hoặc VĐV dự bị thay vào) tiếp tục phát bóng. Nếu đội đỡ bóng thắng pha bóng đó, thì đội đó giành quyền phát bóng và phải xoay vòng trước khi phát bóng. Lúc này VĐV bên phải hàng trên, chuyển xuống bên phải hàng sau để phát bóng.

Ra lệnh phát bóng

  • Trọng tài thứ nhất thổi còi ra lệnh phát bóng sau khi kiểm tra thấy hai đội đã sẵn sàng thi đấu và VĐV phát bóng đã cầm bóng.

Thực hiện phát bóng

  • VĐV thực hiện phát bóng phải bằng một tay hoặc bất cứ phần nào của cánh tay sau khi đã tung hoặc để rời bóng khỏi bàn tay.
  • VĐV khi phát bóng chỉ được tung hay để bóng rời tay một lần. Được phép đập bóng, chuyển động bóng trong tay.
  • Khi phát bóng hoặc nhảy lên phát bóng, VĐV không được chạm sân đấu (kể cả đường biên ngang) hoặc chạm vùng sân ngoài khu phát bóng. Sau khi đánh bóng xong VĐV có thể giẫm vạch, bước vào trong sân hoặc ngoài khu phát bóng.
  • VĐV phải phát bóng đi trong vòng 8 giây sau tiếng còi của trọng tài thứ nhất
  • Nếu VĐV phát bóng trước tiếng còi của trọng tài thứ nhất thì sẽ bị hủy và phải phát lại.

Quy định về phát bóng theo luật bóng chuyền

Hàng rào che phát bóng

  • Các VĐV của đội phát bóng không được làm hàng rào cá nhân hay tập thể để che đối phương quan sát VĐV phát bóng hoặc đường bay của bóng.
  • Một VĐV hoặc một nhóm VĐV của đội giao bóng làm hàng rào che bóng bằng cách giơ vẫy tay, nhảy lên hoặc di chuyển ngang, đứng thành nhóm che đường bay của bóng.

4.6. Đập bóng tấn công

  • VĐV hàng trước có thể đập bóng ở bất kỳ độ cao nào, nhưng phải chạm bóng trong phạm vi không gian phần sân của đội mình.
  • VĐV hàng sau (ở vạch tấn công) được đập bóng tấn công ở bất kỳ độ cao nào trong khu tấn công trong trường hợp khi giậm nhảy, một và hai bàn chân của VĐV đó không được chạm hoặc vượt qua đường tấn công và đập bóng xong VĐV có thể rơi xuống khu tấn công.
  • VĐV hàng sau cũng có thể đập bóng ở khu tấn công, nếu lúc chạm bóng không hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới.
  • Không VĐV nào được phép đập tấn công quả phát bóng của đối phương, khi bóng ở khu tấn công và hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới.

Quy định về đập bóng tấn công theo luật bóng chuyền

4.7. Chắn bóng

  • Chạm bóng trong chắn bóng sẽ không bị tính vào số lần chạm bóng của đội. Cho nên sau lần chắn chạm bóng này, đội được tiếp tục chạm bóng 3 lần nữa để đưa bóng sang sân đối thủ.
  • Sau khi chắn bóng, lần chạm bóng đầu tiên có thể do bất kỳ VĐV nào kể cả VĐV đã chạm bóng khi chắn bóng.
  • Luật bóng chuyền quy định cấm chắn quả phát bóng của đối thủ.

5. Quy định về ngừng, hội ý, thay người, nghỉ giữa quang và đổi sân

Dưới đây là các quy định cụ thể về việc ngừng, hội ý, thay người, nghỉ giữa quang và đổi sân trong thi đấu bóng chuyền. Cụ thể như sau:

5.1. Ngừng trận đấu hợp lệ

  • Ngừng trận đấu hợp lệ gồm: Hội ý và thay người
  • Số lần ngừng hợp lệ: Mỗi hiệp mỗi đội được xin ngừng tối đa 2 lần hội ý thay 6 lần người.
  • Xin ngừng hợp lệ
  • Xin ngừng hợp lệ: Chỉ có HLV trưởng và đội trưởng trên sân được phép xin ngừng trận đấu. Khi xin ngừng trận đấu phải bằng ký hiệu tay, khi bóng chết và trước tiếng còi phát bóng của trọng tài.
  • Ngừng liên tiếp: Mỗi đội được xin tạm ngừng để hội ý một lần hay hai lần liền và mỗi đội được xin tiếp thay người một lần nữa mà không cần có thi đấu giữa các lần tạm ngừng đó. Ngoài ra, một đội không được xin thay người nhiều lần liền mà giữa đó không có thi đấu. Có thể thay hai hay ba cầu thủ trong cùng một lần xin thay người.

5.2. Hội ý và hội ý kỹ thuật

  • Yêu cầu hội ý phải được thực hiện bằng cách hiển thị bàn tay tương ứng báo hiệu khi hết bóng và trước khi có tiếng còi báo hiệu. Thời gian một lần hội ý thường là 30 giây.
  • Đối với các trận thi đấu trong các giải đấu do FIVB hoặc cấp độ thế giới tổ chức sẽ được quy định như sau:
  • Trong các hiệp từ 1 đến 4, mỗi hiệp có thêm 2 lần "Hội ý kỹ thuật", mỗi lần dài 60 giây. Các lần hội ý kỹ thuật được áp dụng tự động khi đội dẫn đạt điểm thứ 8 và thứ 16. Mỗi hiệp mỗi đội còn được xin hai lần hội ý thường.
  • Ở hiệp thứ 5 (hiệp quyết thắng), không có Hội ý kỹ thuật. Mỗi đội chỉ có hai lần hội ý thường, mỗi lần kéo dài 30 giây.
  • Trong thời gian hội ý, các VĐV trên sân phải ra khu tự do ở gần ghế băng của đội mình.

Quy định về hội ý kỹ thuật theo luật bóng chuyền

5.3. Thay người

  • Phải thực hiện thay người trong khu thay người
  • Thời gian của một lần thay người là khoảng thời gian cần thiết để ghi vào biên bản thi đấu và cho cầu thủ vào – ra.
  • Vào lúc xin thay người, VĐV vào thay phải đứng ở khu thay người và sẵn sàng vào sân. Nếu không làm đúng như vậy, thì không được phép thay người và đội đó bị phạt lỗi trì hoãn.
  • Trong các cuộc thi đấu quốc tế của FIVB và thi đấu chính thức phải sử dụng bảng số thay người.
  • Nếu huấn luyện viên muốn trong một lần thay nhiều VĐV thì phải ra ký hiệu số lần người xin thay ở lần thay đó. Trong trường hợp này phải thực hiện thay người lần lượt từng cặp VĐV một.

5.4. Nghỉ giữa quãng

  • Mọi lần nghỉ giữa các hiệp kéo dài 3 phút
  • Trong thời gian đó tiến hành đổi sân và ghi đội hình vào biên bản thi đấu
  • Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ hai và thứ ba có thể dài 10 phút, tùy theo yêu cầu của Ban tổ chức giải.

5.5. Đổi sân

  • Sau mỗi hiệp, các đội đổi sân, trừ hiệp quyết thắng (hiệp thứ 5)
  • Ở hiệp quyết thắng, khi một đội được 8 điểm, hai đội phải đổi sân ngay không được trì hoãn và giữ nguyên vị trí VĐV.
  • Nếu không đổi sân đúng thời điểm quy định khi một đội được 8 điểm thì khi phát hiện phải đổi sân ngay, giữ nguyên tỷ số điểm đã đạt được khi đổi sân.

6. Quy định về VĐV Libero

7. Quy định về hành vi VĐV

Trong bộ luật thi đấu bóng chuyền thì Liên đoàn bóng chuyền quốc tế cũng đưa ra những quy định về hành vi của các VĐV như sau:

7.1. Các yêu cầu về thái độ

Thái độ thể thao

  • Các thành viên của đội phải nắm vững và tuân theo "Luật bóng chuyền chính thức".
  • Các thành viên phải tuân theo quyết định của trọng tài với thái độ thể thao, không được cãi lại trọng tài. Trường hợp nếu có thắc mắc, chỉ được yêu cầu giải thích thông qua đội trưởng trên sân.
  • Các thành viên phải kiềm chế những hành động hoặc thái độ gây ảnh hưởng tới quyết định của trọng tài hoặc che giấu lỗi của đội mình.

Tinh thần Fair – play

  • Các thành viên phải có thái độ tôn trọng, lịch sự theo tinh thần Fair - play không chỉ với các trọng tài mà cả với các quan chức khác, với đội bạn, với đồng đội và khán giả.
  • Trong trận đấu các thành viên của đội được phép liên hệ với nhau.

7.2. Thái độ xấu và các hình phạt

Lỗi nhẹ

  • Mục đích xử phạt không nhằm vào các lỗi nhẹ. Trách nhiệm của trọng tài thứ nhất là ngăn chặn các đội không mắc lỗi để bị phạt bằng cách dùng lời nói hoặc hiệu tay nhắc nhở đội đó thông qua đội trưởng của đội. Nhắc nhở thì không phạt lỗi và không ghi vào biên bản thi đấu.

Thái độ hành vi xấu và xử phạt

Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, thái độ hành vi xấu của thành viên đội bóng đối với các quan chức, đối phương, đồng đội hoặc khán giả được chia làm 3 mức như sau:

  • Vô lễ: Hành động ngang ngược trái với các nguyên tắc đạo đức và thói quen văn hoá hoặc tỏ thái độ coi thường.
  • Xúc phạm: Phỉ báng hoặc có lời nói hay cử chỉ lăng mạ.
  • Gây gổ: Xâm phạm thân thể hoặc cố ý gây sự.

Thẻ phạt lỗi

  • Nhắc nhở: Bằng miệng hoặc hiệu tay, không dùng thẻ
  • Phạt lỗi: Thẻ vàng
  • Đuổi ra sân: Thẻ đỏ
  • Truất quyền thi đấu: Thẻ vàng + Thẻ đỏ cùng nhau

Mức phạt thái độ và hành vi xấu

Mức phạt thái độ và hành vi xấu theo luật bóng chuyền

8. Quy định về trọng tài và thủ tục

Các quy định về trọng tài và thủ tục trong luật bóng chuyền như sau:

8.1. Tổ trọng tài và thủ tục

Thành phần trọng tài

  • Trọng tài thứ nhất
  • Trọng tài thứ hai
  • Thư ký
  • Bốn (hai) giám biên

Ngoài ra trong các trận thi đấu thế giới của FIVB và thi đấu chính thức phải có 1 trợ lý thư ký.

Thủ tục

  • Chỉ trọng tài thứ nhất và trọng tài thứ hai được thổi còi trong trận đấu.
  • Trọng tài thứ nhất ra hiệu lệnh cho phát bóng bắt đầu pha bóng.
  • Trọng tài thứ nhất và thứ hai ra hiệu kết thúc một pha bóng với điều kiện họ biết rõ phạm lỗi và lỗi gì.
  • Khi bóng ngoài cuộc, hai trọng tài có thể thổi còi chỉ rõ cho phép hoặc bác bỏ yêu cầu của một VĐV.
  • Ngay sau khi thổi còi ra hiệu kết thúc pha bóng, trọng tài phải ra hiệu tay chính thức.
  • Nếu trọng tài thứ nhất thổi còi bắt lỗi phải chỉ rõ: đội được phát bóng, tên lỗi, VĐV phạm lỗi (nếu cần).
  • Nếu trọng tài hai thổi còi bắt lỗi phải chỉ rõ: tên lỗi, VĐV phạm lỗi (nếu cần), đội được phát bóng, ra hiệu tay như trọng tài thứ nhất.
  • Trường hợp cùng phạm lỗi, cả hai trọng tài chỉ: tên lỗi, VĐV phạm lỗi (nếu cần), trọng tài thứ nhất chỉ đội được phát bóng.

Trọng tài thứ nhất

Vị trí
  • Khi làm nhiệm vụ, trọng tài thứ nhất ngồi hoặc đứng trên ghế trọng tài đặt ở một đầu lưới, với tầm nhìn phải cao hơn mép trên của lưới 50cm
Quyền hạn
  • Trọng tài thứ nhất điều khiển trận đấu từ đầu đến cuối, có toàn quyền với tất cả các thành viên tổ trọng tài và hai đội.
  • Trong trận đấu, quyết định của trọng tài thứ nhất tuyệt đối. Trọng tài thứ nhất có quyền phủ quyết quyết định của các trọng tài khác nếu thấy chắc chắn sai lầm. Trọng tài thứ nhất có thể thay các trọng tài khác nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ.
  • Trọng tài thứ nhất kiểm tra công việc của người nhặt bóng.
  • Có quyền quyết định bất cứ việc gì liên quan đến trận đấu kể cả những vấn đề Luật không quy định.
  • Không cho phép bất cứ tranh luận nào về các quyết định của mình. Tuy vậy, khi có cầu thủ đề nghị, trọng tài thứ nhất cần giải thích về đề nghị đó hoặc làm sáng tỏ Luật trên cơ sở các quyết định của mình. Nếu VĐV không nhất trí với giải thích của trọng tài và xin ghi khiếu nại vào biên bản thi đấu sau khi kết thúc trận đấu thì trọng tài thứ nhất cho phép điều này.
  • Trong các cuộc thi đấu của FIVB, Ban tổ chức phải xem xét và quyết định ngay các khiếu nại để không ảnh hưởng đến lịch thi đấu.
  • Trọng tài thứ nhất chịu trách nhiệm với các quyết định trước trong và sau trận đấu về sân bãi và các điều kiện phục vụ cho thi đấu.
Trách nhiệm
  • Trước trận đấu, trọng tài thứ nhất phải: Kiểm tra sân bãi, bóng và thiết bị thi đấu, thực hiện bắt thăm với hai đội trưởng, kiểm tra khởi động của các đội.
  • Trong trận đấu, chỉ có trọng tài thứ nhất mới có quyền: Phạt thái độ xấu và trì hoãn, quyết định (Các lỗi của người phát bóng, lỗi hàng rào che, Các lỗi về đánh bóng, các lỗi trên lưới và khoảng không trên lưới).

Trọng tài thứ 2

Vị trí
  • Trọng tài thứ hai đứng đối diện bên ngoài sân trước mặt trọng tài thứ nhất, gần cột lưới để làm nhiệm vụ.
Quyền hạn
  • Trọng tài thứ hai là người giúp trọng tài thứ nhất, nhưng cũng có phạm vi quyền hạn riêng của mình. Khi trọng tài thứ nhất không thể tiếp tục công việc, trọng tài thứ hai có thể thay thế.
  • Trọng tài thứ hai có thể làm hiệu chỉ những lỗi ngoài phạm vi quyền hạn của mình, nhưng không được thổi còi và cố tình khẳng định các ký hiệu đó với trọng tài thứ nhất.
  • Kiểm tra công việc của thư ký.
  • Có quyền cho tạm dừng và đổi sân, kiểm tra thời gian và từ chối các yêu cầu không hợp lệ.
  • Kiểm tra số lần xin tạm dừng của mỗi đội và báo cho trọng tài thứ nhất và các cầu thủ biết đã tạm ngừng 2 lần.
  • Trường hợp có cầu thủ bị chấn thương, trọng tài thứ hai có quyền cho phép thời gian hồi phục
  • Trong thời gian thi đấu, trọng tài thứ hai kiểm tra bóng có đủ điều kiện theo Luật không.
Trách nhiệm
  • Trong trận đấu, trọng tài thứ hai phải xác định lỗi, thổi còi và ra ký hiệu: Lỗi chạm phần dưới lưới và cột ăngten của cầu thủ ở phần sân mình đứng, lỗi xâm nhập sân đối phương và không gian dưới lưới gây cản trở đối phương chơi bóng, bóng ngoài không gian bóng qua của lưới sang sân đối phương, chạm cột ăngten bên phần sân mình đứng, Bóng chạm vật bên ngoài.

Thư ký

Vị trí
  • Thư ký ở bàn thư ký phía đối diện với trọng tài thứ nhất.
Trách nhiệm
  • Trước mỗi trận đấu và mỗi hiệp, thư ký phải ghi chép đủ các dữ liệu về trận đấu và của các đội theo thủ tục và lấy chữ ký của đội trưởng.
  • Trong trận đấu, thư ký phải: Ghi điểm đã đạt được của mỗi đội và đối chiếu với bảng báo điểm, Kiểm tra thứ tự phát bóng của mỗi đội, Thông báo thứ tự phát bóng của từng đội bằng cách ra ký hiệu số 1 và 2 tương ứng với cầu thủ phát bóng và báo lỗi ngay cho trọng tài, Ghi chép, kiểm tra số lần tạm ngừng và báo trọng tài thứ hai, Thông báo với trọng tài yêu cầu ngừng trận đấu không hợp lệ, Thông báo với trọng tài kết thúc các hiệp và đổi sân.
  • Kết thúc trận đấu, thư ký phải: Ghi kết quả cuối cùng của trận đấu, Ký vào biên bản, lấy chữ ký của đội trưởng và trọng tài, Trường hợp có khiếu nại tự mình viết hoặc cho phép cầu thủ khiếu nại viết vào biên bản nội dung khiếu nại.

Giám biên

Vị trí
  • Trong các cuộc thi đấu quốc tế chính thức, bắt buộc sử dụng 2 giám biên.
  • Các giám biên đứng ở hai góc đối diện của sân, cách góc sân từ 1 đến 2m. Mỗi giám biên kiểm soát cả đường biên ngang và biên dọc thuộc phần mình.
Trách nhiệm
  • Các giám biên thực hiện nhiệm vụ của mình, bằng sử dụng lá cờ (30 x 30cm) như: Làm ký hiệu bóng trong và ngoài sân khi bóng chạm sân ở gần đường biên của mình, Làm ký hiệu bóng chạm vào đội đỡ bóng ra ngoài, Làm ký hiệu bóng ngoài không gian bóng qua của lưới, chạm cột ăngten v.v... Giám biên đứng quan sát vạch cuối sân ra ký hiệu cầu thủ phát bóng phạm lỗi giẫm vạch.
  • Khi trọng tài thứ nhất yêu cầu, giám biên phải làm lại ký hiệu của mình.

9. Các lỗi thường gặp khi áp dụng luật thi đấu bóng chuyền

Lỗi sai vị trí

  • Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi người phát bóng đánh chạm bóng, lại có bất kỳ VĐV nào đứng không đúng vị trí.
  • Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc VĐV phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng lúc đánh phát bóng đi, thì phạt lỗi phát bóng trước lỗi sai vị trí.
  • Nếu VĐV phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng và có lỗi sai vị trí thì bắt lỗi sai vị trí trước.
  • Phạt lỗi sai vị trí như sau: Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó và các VĐV phải đứng lại đúng vị trí của mình.

Lỗi thứ tự xoay vòng

Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng trật tự xoay vòng phạt như sau:

  • Đội bị phạt thua pha bóng đó.
  • Các cầu thủ phải trở lại đúng vị trí của mình.
  • Thư ký phải xác định được thời điểm phạm lỗi, hủy bỏ tất cả các điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi. Điểm của đội kia vẫn giữ nguyên.
  • Nếu không xác định được thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không xóa điểm của đội phạm lỗi chỉ phạt thua pha bóng.

Lỗi thay người không hợp lệ

  • Thay người không hợp lệ là vượt quá giới hạn thay người
  • Trong trường hợp một đội thay người không hợp lệ mà cuộc đấu đã tiếp tục thì xử lý như sau: Đội bị phạt thua pha bóng đó và sửa lại việc thay người cộng với hủy bỏ những điểm đội đó giành được từ khi phạm lỗi, giữ nguyên điểm của đội đối phương.

Lỗi của VĐV ở lưới

  • VĐV chạm bóng hoặc chạm đối phương ở không gian đối phương trước hoặc trong khi đối phương đánh bóng.
  • VĐV xâm nhập không gian dưới lưới của đối phương và cản trở đối phương thi đấu.
  • VĐV xâm nhập sang sân đối phương.
  • Một VĐV chạm lưới hoặc cột ăng ten khi đánh bóng hay làm ảnh hưởng đến trận đấu.

Lỗi phát bóng

  • Các lỗi sau đây bị phạt đổi phát bóng kể cả khi đối phương sai vị trí như: Sai trật tự xoay vòng hay không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng.

Lỗi sau khi đánh bóng

Sau khi bóng được đánh đi đúng động tác, quả phát đó phạm lỗi (trừ trường hợp VĐV đứng sai vị trí khi phát bóng) nếu:

  • Bóng phát đi chạm VĐV của đội phát bóng hoặc không qua mặt phẳng thẳng đứng của không gian bóng qua trên lưới.
  • Bóng ra ngoài sân.
  • Bóng phát đi bay qua trên hàng rào che của cá nhân hay tập thể của đội phát bóng.

Lỗi phát bóng và lỗi sai vị trí

  • Nếu cùng lúc VĐV phát bóng phạm lỗi phát bóng (không đúng động tác, sai trật tự xoay vòng...) và đội đối phương sai vị trí thì phạt lỗi phát bóng hỏng.
  • Nếu phát bóng đúng nhưng sau đó quả phát bóng bị hỏng (không tính làm hàng rào che...) mà đối phương lại sai vị trí, thì phạt lỗi sai vị trí của đội đối phương vì lỗi này xảy ra trước.

Lỗi đập bóng tấn công

  • Đập bóng ở không gian sân đối phương.
  • Đập bóng ra ngoài.
  • VĐV hàng sau đập bóng ở khu tấn công, nhưng lúc đánh bóng, bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới.
  • VĐV hoàn thành đập bóng tấn công quả bóng phát của đối phương khi bóng trong khu tấn công và hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới
  • VĐV Libero kết thúc đập bóng nếu vào thời điểm chạm bóng, bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới.
  • VĐV hoàn thành đập quả bóng cao hơn mép lưới do VĐV Libero đứng ở khu trước nêu bằng chuyền hai cao tay.

Lỗi chắn bóng

  • VĐV chắn bóng chạm bóng ở không gian đối phương trước hoặc cùng khi đối phương đập bóng
  • VĐV hàng sau hay Libero hoàn thành chắn bóng hoặc tham gia hoàn thành chắn tập thể
  • Chắn quả phát bóng của đối phương.
  • Bóng chạm tay chắn ra ngoài.
  • Chắn bóng bên không gian đối phương ngoài cọc giới hạn.
  • VĐV Libero định chắn bóng hoặc tham gia chắn tập thể.

Trên đây WikiSport đã chia sẻ thông tin chi tiết và chính xác nhất về luật bóng chuyền theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế FIVB đến tất cả mọi người. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu biết và nắm rõ hơn về luật thi đấu môn bóng chuyền. Xin chào và hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết tiếp theo nhé!

(5/5, 5 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo