icon cart0

Kích thước sân cầu lông đơn, đôi chuẩn Quốc Tế & Cách vẽ sân

Cầu lông là một trong những môn thể thao thu hút được rất nhiều người tham gia tập luyện, thi đấu từ phong trào đến chuyên nghiệp. Nhằm tạo sự công bằng, dễ tìm ra người (đội) chiến thắng trong các trận đấu thì Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) đã xây dựng lên bộ luật cầu lông và một trong những tiêu chí quan trọng mà luật đề cập đến đó chính là kích thước sân thi đấu. Vậy kích thước sân cầu lông như thế nào là đạt tiêu chuẩn? Cùng WikiSport tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Đối với bộ môn cầu lông thì kích thước sân thi đấu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế Giới (BWF) sẽ được chia thành 2 kích thước khác nhau dựa vào hình thức thi đấu đó chính là đánh đơn và đánh đôi. Dưới đây là chi tiết kích thước của từng loại sân như sau:

Sản phẩm gợi ý:

1.1. Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Đối với kích thước sân cầu lông đơn đạt tiêu chuẩn thi đấu do BWF quy định phải có dạng hình chữ nhật với thông số cụ thể là:

  • Chiều dài sân cầu lông đánh đơn: 13.4m
  • Chiều rộng sân cầu lông đánh đơn: 5.18m
  • Độ dài đường chéo sân đánh đơn: 14.3m
  • Kích thước sân cầu lông đơn được tính từ mép ngoài đường biên này đến mép ngoài đường biên bên kia.

Kích thước sân cầu lông đánh đơn 

1.2. Kích thước sân cầu lông đánh đôi

Cũng giống như sân cầu lông đơn thì kích thước sân cầu lông đôi đạt chuẩn theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế Giới cũng phải có dạng hình chữ nhật với thông số như sau:

  • Chiều dài sân cầu lông đánh đôi: 13.4m
  • Chiều rộng sân cầu lông đánh đôi: 6.1m
  • Độ dài đường chéo sân đánh đôi: 14.7m
  • Kích thước sân cầu lông đôi được tính từ mép ngoài đường biên này đến mép ngoài đường biên bên kia.

Kích thước sân cầu lông đánh đôi

Lưu ý: thực tế các sân cầu lông thi đấu hiện nay đều là sân tổng hợp có thể sử dụng cho cả đánh đơn lẫn đánh đôi.

2. Các đường kẻ giới hạn trên sân cầu lông

  • Các đường kẻ giới hạn sân thi đấu đơn đôi môn cầu lông phải rõ ràng, độ rộng đường kẻ đạt 4cm và phải sơn khác với màu mặt sàn (thường sơn màu trắng hoặc màu vàng).
  • Đường kẻ Baseline và Doubles Sideline giao nhau tạo thành đường ranh giới phân chia phần trong sân và ngoài sân. Đối với sân cầu lông đơn thì diện tích trong sân giới hạn bởi các đường kẻ Baseline và Doubles Sideline bên trong còn sân đánh đôi giới hạn bởi đường kẻ Baseline và Doubles Sideline bên ngoài.
  • Baseline (đường biên ngang): là đường kẻ giới hạn ở cuối mỗi bên sân, song song với lưới và có kích thước bằng chiều rộng của sân cầu lông.
  • Doubles Sideline (đường biên dọc): là đường kẻ giới hạn ở hai bên sân, có kích thước bằng chiều dài của sân.
  • Short Service Line (vạch giao cầu ngắn): khi giao cầu không được bước quá vạch này. Đường kẻ giới hạn này song song và bằng với đường biên ngang, cách lưới 2m.
  • Long Service Line (vạch giao cầu dài): khi giao cầu không được để cầu vượt quá vạch này.
  • Center Line: đường kẻ phân chia khu vực giao cầu thành 2 phần trái phải bằng nhau. Đường kẻ này vuông góc với điểm chỉnh giữa đường Short Service Line và Baseline. Kích thước bằng khoảng cách giữ 2 đường Short Service Line đến đường Baseline.

Các đường kẻ giới hạn trên sân cầu lông

3. Các quy định về sân cầu lông trong thi đấu

Theo quy định từ Liên đoàn cầu lông Quốc tế, ngoài việc diện tích sân cầu lông đánh đơn, đánh đôi đúng quy định ra thì sân phải thỏa mãn một số quy định như sau.

Sản phẩm gợi ý:

3.1. Tiêu chuẩn về cột căng lưới

  • Cột lưới hay trụ cầu lông theo quy định có chiều cao 1m55 tính từ mặt sân đến đỉnh cột.
  • Cột trụ phải được đặt thẳng đứng, chắc chắn khi căng lưới lên.
  • Vị trí đặt cột trụ đặt chính giữa và ngay trên đường biên ngang.

3.2. Tiêu chuẩn về lưới cầu lông

  • Lưới cầu lông phải được căng ngang sân chia sân cầu lông thành 2 nửa bằng nhau.
  • Chiều dài lưới cầu lông là 6.7m.
  • Chiều rộng lưới cầu lông 0.76m.
  • Lưới cầu lông được làm bằng chất liệu Nilon hoặc sợi tổng hợp, có dây gai mềm, màu đậm, độ dày đều nhau, có mắt lưới hình vuông cạnh từ 15 – 20mm.
  • Phần đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng để dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua. Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn, ngang bằng với đỉnh cột lưới. Chiều cao lưới cầu lông ở điểm chỉnh giữa tính từ mặt sân đền mép trên lưới là 1.524m và ở hai đầu cột trụ là 1.55m.

Lưu ý: trong luật cầu lông quy định lưới phải được kéo căng sát vào thân trụ cầu lông không được để khoảng trống.

Các quy định về sân cầu lông trong thi đấu

3.3. Một số quy định khác

  • Phần trên không của sân thi đấu cầu lông tối thiểu phải đạt 9m, khoảng trống quanh sân rộng ít nhất 2m, đảm bảo không có bất kỳ vật cản nào.
  • Trong trường hợp 2 sân cầu lông cạnh nhau thì khoảng cách giữa 2 sân phải đảm bảo tối thiểu 2m.
  • Tường bao quanh sân thi đấu tốt nhất nên có màu sẫm.
  • Sân thi đấu phải được làm kín, không để gió lùa vào sân.

4. Cách vẽ sân cầu lông kích thước tiêu chuẩn thi đấu

Dựa trên những số liệu về kích thước của sân cầu lông được chia sẻ phía trên thì tiếp theo đây WikiSport sẽ hướng dẫn mọi người cách vẽ sân cầu lông có kích thước chuẩn mà ai cũng có thể tự mình thiết kế được nhé. Cách thực hiện cụ thể như sau:

4.1. Lựa chọn vị trí kẻ sân

  • Vị trí vẽ sân cầu lông phải đảm bảo bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm và không có bất kỳ vật cản nào.
  • Kích thước mặt phẳng sân tối thiểu 17.4 x 10.1m.
  • Khoảng trống quanh sân khu vực kẻ sân ít nhất là 2m.

4.2. Dụng cụ chuẩn bị

  • Một cuộn thước dây dài từ 30 đến 50m.
  • Vài cuộn băng dính dán được vào nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Chuẩn bị 1 – 2 con lăn sơn hoặc chổi quét sơn loại bé.

Lưu ý: khi tiến hành vẽ sân thì mọi người nên nhờ thêm 1 hoặc 2 người giúp đỡ để quá trình thực hiện trở lên dễ dàng hơn.

4.3. Tiến hành đo đạc và kẻ sân

  • Đầu tiên mọi người dùng thước dây để đo và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông.
  • Dùng băng dính để tạo khung cho đường kẻ rồi dùng vôi hoặc sơn chuẩn bị trước đó để vẽ thành đường biên sân cầu lông.
  • Sau khi vẽ xong các đường biên ngoài thì mọi người lần lượt đo, đánh dấu vị trí các đường kẻ phía trong sân theo quy định của sân thi đấu cầu lông. Cách kẻ tương tự như với đường biên.
  • Chờ cho sơn khô thì mọi người bóc băng dính ra. Chỉ đơn giản như vậy mọi người đã hoàn thành xong việc vẽ một sân thi đấu cầu lông.

Cách vẽ sân cầu lông kích thước tiêu chuẩn thi đấu

Để sân cầu lông mà mọi người thiết kế có tính thẩm mỹ cao thì cần chú ý:

  • Trước khi sơn nên sử dụng phấn kẻ nhằm giúp các đường kẻ chuẩn xác, tinh tế hơn.
  • Trong quá trình sơn hoặc khi sơn xong nhưng chưa khô thì cần thận không để bất kỳ ai giẫm chân lên đường kẻ.
  • Để đường kẻ được nổi bật thì màu sơn sử dụng nên là màu trắng hoặc màu vàng.

Như vậy bài chia sẻ về kích thước sân cầu lông đánh đôi, đánh đơn theo tiêu chuẩn do Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) và cách vẽ sân cầu lông của WikiSport đến đây là kết thúc. Mong rằng với những thông tin có trong bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn đang quan tâm đến vấn đề này.

Ngoài ra chúng tôi có cung cấp các loại dụng cụ cầu lông như: vợt cầu lông, quả cầu lông, lưới cầu lông, trụ cầu lông… Nếu mọi người có nhu cầu mua bất kỳ sản phẩm nào có thể liên hệ tới số điện thoại 0398 175 623 sẽ có nhân viên tư vấn 24/7 hoặc tham qua trực tiếp tại Website: https://wikisport.vn/. Xin cảm ơn !

(5/5, 3 đánh giá)
WikiSport

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.

Bình luận
Chat Facebook Chat Zalo